Vắc xin COVID-19 hiện hành có tác dụng với biến thể virus ở Anh?
Một số chuyên gia y tế Mỹ cho rằng các loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện hành có thể giúp con người chống lại biến chủng COVID-19 tại thủ đô London và miền Nam nước Anh.
Khả năng lây lan cao
Biến thể VUI-202012/01 xuất hiện ở đông nam nước Anh, thu hút sự chú ý vì lây lan nhanh hơn.
Các nhà khoa học phát hiện biến thể này lần đầu tiên vào tháng 9/2020. Đến tháng 11/2020, khoảng 1/4 ca nhiễm mới ở London là do VUI-202012/01, và đến giữa tháng 12/2020 con số này tăng lên gần 2/3.
Chính phủ Anh thông báo biến thể mới có khả năng lây lan cao hơn đến 70% so với các biến thể trước đó.
Hiện biến thể mới được tìm thấy trên khắp nước Anh, đặc biệt là tại London. Dữ liệu từ Nextstrain, chuyên theo dõi gen di truyền của các mẫu virus trên khắp thế giới, cho thấy các ca COVID-19 ở Đan Mạch, Hà Lan và Úc có nguồn gốc từ Anh.
Các lo ngại khác như “tăng độ độc” hoặc “làm các vaccine không nhận biết được” là chưa có cơ sở vì cho đến nay vẫn chưa có báo cáo khoa học cho thấy các bệnh nhân mắc loại virus biến thể này làm người nhiễm COVID-19 mắc bệnh nặng hơn và cũng chưa thấy sự tăng lên bất thường của những người tái nhiễm virus nCoV.
Hầu hết các vắc xin ở đầu danh sách trong cuộc đua hiện nay đều nhắm đến chiến lược nhận biết virus nCoV qua protein S. Các thiết kế vắc xin hầu hết đều nhắm đến việc tạo phản ứng miễn dịch của cơ thể trên tổng chiều dài đầy đủ (full length) của protein này với kích thước trên 1000 amino acids.
Do vậy, việc đột biến một vài amino acid trên protein S ở các chủng biến thể hiện nay khó có thể làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm nhận dạng miễn dịch mà các vắc xin đã thiết kế. Ví dụ dễ hiểu hơn là một người đi giải phẫu thẫm mỹ mắt hoặc môi, sau đó những người quen biết vẫn nhận ra là gương mặt của người đó, hình ảnh trên passport vẫn có thể sử dụng được để qua hải quan.
Chưa cần phát cảnh báo lớn
Bất chấp lo ngại của nhiều nước, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra những nhận định lạc quan về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và gọi đây là "một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus".
Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan trấn an: "Chúng ta đã chứng kiến một tỉ lệ lây nhiễm cao hơn nhiều ở các thời điểm khác nhau trong đại dịch lần này nhưng vẫn kiểm soát được. Chưa thể nói tình trạng hiện tại đã vượt ngoài tầm kiểm soát".
Trích dẫn dữ liệu từ Anh, các quan chức WHO cho biết họ không có bằng chứng cho thấy biến thể VUI-202012/01 khiến người bệnh nặng hơn hoặc gây tử vong nhiều hơn so với các biến thể SARS-CoV-2 hiện có.
Bà Soumya Swaminathan, một chuyên gia của WHO khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận tình trạng kháng thuốc hoặc lờn thuốc dù các biến thể của SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, bà Swaminathan cũng lưu ý những nhà sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 nên hiệu chỉnh và tính tới khả năng có thêm các biến thể mới của virus.
Theo Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, biến thể VUI-202012/01 có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn tới 70% và "vượt kiểm soát". Hàng chục quốc gia đã đóng cửa biên giới với những người đi lại từ Anh hay Nam Phi trong nỗ lực ngăn chặn lây lan.
Nói về hành động của các nước, ông Ryan cho rằng các nước đã hành động một cách thận trọng. "Điều quan trọng nhất là người ta đã biết có biến thể mới của virus và hành động", ông Ryan ám chỉ việc chia sẻ thông tin kịp thời.
"Phải có sự minh bạch, phải nói cho công chúng biết biến thể mới là như thế nào. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng đây là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus", quan chức WHO nêu quan điểm.
Các quan chức WHO hi vọng sẽ có thêm thông tin chi tiết về biến thể VUI-202012/01 trong vài ngày hoặc vài tuần tới để đánh giá các tác động tiềm tàng. Theo WHO, biến thể mới của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan chậm hơn bệnh cúm và nhiều bệnh khác như quai bị.
Biến thể VUI-202012/01 có quá nguy hiểm?
Nhận định về loại mức độ nguy hiểm của biến thể này, Tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu Ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng, các loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện có sẽ cung cấp khả năng miễn dịch chống lại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 này.
"Đột biến của virus dường như dễ lây lan hơn các chủng trước đó, nhưng có vẻ nó không gây đột biến các protein bề mặt theo cách mà chúng sẽ vượt qua sự bảo vệ của vaccine hoặc khả năng miễn dịch đã có trước đó." - Ông Gottlieb nói.
Theo ông Gottlieb, hầu hết các virus đều biến chủng. Một số loại virus, ví như loại gây bệnh cúm mùa, phát triển các protein bề mặt của chúng rất nhanh và đó là lý do tại sao chúng ta cần một loại vắc xin cúm khác nhau vào mỗi mùa. Một số virus không thể thực sự thay đổi protein bề mặt của chúng, như loại gây bệnh sởi. Virus SARS-CoV-2 này dường như nằm ở đặc tính giữa. Nó sẽ không thay đổi quá nhanh các protein bề mặt, nhưng sẽ biến đổi theo thời gian.
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Vin Gupta, Trợ lý Giáo sư tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington, cũng đánh giá rằng các loại vắc xin ngừa CoOVID-19 hiện hành, sẽ đạt hiệu quả trong việc chống lại sự lây nhiễm từ chủng virus SARS-CoV-2 đã biến chủng ở Anh.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng: Tạo điều kiện tối đa cho nghiên cứu vaccine COVID-19 trong nước
18:19, 21/12/2020
Ông chủ đứng sau doanh nghiệp tư nhân sắp tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người tại Việt Nam
03:26, 10/12/2020
Tinh thần Việt Nam nhìn từ việc tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19
05:00, 22/12/2020
Thử nghiệm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam: Có thể đẩy nhanh tiến độ!
11:00, 21/12/2020
Vắc xin COVID-19 thứ hai được cấp phép ở Mỹ: Bảo quản dễ, di chuyển rộng!
08:30, 20/12/2020
Các lãnh đạo Mỹ sẽ tiêm vắc xin COVID-19 công khai
11:00, 17/12/2020
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất: Kỳ vọng lớn!
05:00, 17/12/2020
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất: Tự tin trước giờ "G"
05:00, 16/12/2020
Vắc xin chống COVID-19 và bước ngoặt lịch sử của Mỹ
05:00, 14/12/2020
Thử nghiệm vắc xin COVID-19: Tin tưởng nền y học Việt Nam!
05:00, 14/12/2020