Đề xuất điều chỉnh cơ chế tài chính ngân sách đặc thù để phát huy tối đa nguồn lực
Hải Phòng đề nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 89/2017/NĐ-CP về quy định một số chính sách tài chính, ngân sách đặc thù Hải Phòng để thành phố phát huy tối đa các nguồn lực phát triển.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng - Nguyễn Văn Tùng cho biết, trong năm 2020, TP. Hải Phòng đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kép vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.
Thành phố đã kiểm soát, khống chế được dịch bệnh, không có ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế thành phố vẫn duy trì ở mức cao. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như chỉ số sản xuất công nghiệp, thu nội địa, kim ngạch xuất khẩu, sản lượng hàng qua cảng, tổng vốn đầu tư phát triển tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Kịp thời triển khai gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được bảo đảm… Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tăng 11,22% so với năm 2019, bình quân 5 năm tăng gần 14%/năm, vượt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách năm 2020 đạt gần 86.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,22%...
Để giúp cho Hải Phòng hoàn thành được nhiệm vụ, phát huy mạnh mẽ vai trò là cực tăng trưởng, là động lực phát triển kinh tế xã hội cho cả vùng và cả nước như Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đã định hướng, thành phố Hải Phòng đề nghị Chính phủ phân cấp cho các địa phương một số nội dung.
Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động số 108, đề nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 89/2017/NĐ-CP về quy định một số chính sách tài chính, ngân sách đặc thù Hải Phòng để thành phố phát huy tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội.
Đồng thời Hải Phòng đề nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cho rằng, cần tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, kịp thời giải quyết, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, tập trung chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm phát huy hiệu quả vận hành Chính phủ điện tử, góp phần quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính…
Ông Phan Ngọc Thọ đề nghị cần tiếp tục có lộ trình chuyển đổi, hình thành chuỗi sản xuất tin cậy, đa dạng, chủ động, tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế, có năng lực phản ứng nhanh, linh hoạt, thích ứng với biến động của nền kinh tế. Đây là thời điểm cho Việt Nam tận dụng từ việc điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch bệnh gây nên.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nhận định năm 2021 là năm khởi động đầu nhiệm kỳ với nhiều khó khăn, cần tập trung nguồn lực cho đầu tư khôi phục và phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh, đòi hỏi các cấp, các ngành phải năng động, sáng tạo và sẵn sàng với "trạng thái mới" trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất trong chỉ đạo, điều hành.
“Để đạt mục tiêu đề ra trong 2021 của quốc gia cũng như của địa phương, Thừa Thiên Huế cho rằng, thời điểm hiện nay phục hồi, đón đầu cơ hội nền kinh tế là nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Đây là cơ hội để chúng ta đánh giá sự thích nghi, chủ động của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và quy mô toàn cầu”, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2021 phải đạt nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2020
14:39, 28/12/2020
TP HCM kiến nghị hướng xử lý đất của doanh nghiệp cổ phần hoá
11:39, 28/12/2020
Hà Nội kiến nghị sớm ban hành Nghị định về thí điểm mô hình chính quyền đô thị
10:46, 28/12/2020
Bốn giải pháp trọng tâm năm 2021 nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
10:34, 28/12/2020
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Khó khăn gấp đôi, cố gắng gấp ba!
09:49, 28/12/2020
Kinh tế Việt Nam 5 năm 2016-2020: Tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu
09:41, 28/12/2020
Việt Nam nổi lên là “thiên đường” sản xuất mới ở Đông Nam Á
08:40, 28/12/2020