TP Thủ Đức đặt mục tiêu 5 năm ngập một lần (Bài 1): Mục tiêu có khả thi?
UBND TP.HCM vừa phê duyệt đề án hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, giai đoạn 2020-2035, trong đó có đặt ra mục tiêu 5 năm mới ngập một lần?
Mục tiêu 5 nămngập một lần…
Theo kế hoạch mà UBND TP.HCM đưa ra, TP Thủ Đức sẽ hình thành và phát triển trên hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia và là đô thị loại 1 trực thuộc TP.HCM. Trong đó, nhiệm vụ của TP Thủ Đức là sẽ phát triển theo mo hình kinh tế sáng tạo, liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.
Đặc biệt, TP Thủ Đức sẽ hình thành nguồn nhân lực tiên tiến, cân bằng phát triển với môi trường thiên nhiên, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông minh. Và với mục tiêu dân số thì TP Thủ Đức sẽ đạt 1,5 triệu người năm 2030, 1,9 triệu người năm 2040 và 3 triệu người năm 2060. Giao thông công cộng đáp ứng 50 - 60% nhu cầu đi lại.
Đáng chú ý, về công tác chống ngập, UBND TP.HCM cũng đặt mục tiêu là “đến năm 2040, TP Thủ Đức đảm bảo chống ngập tới tần suất 80%, tức là 5 năm mới xảy ra ngập 1 lần. Có 10% diện tích sẽ là công viên và 30% trong số đó sẽ làm hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập. 1.000 - 1.200ha đất công nghiệp sẽ được bố trí tại khu đô thị sáng tạo”.
Cụ thể, UBND TP đã đề ra 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 2020 - 2022 sẽ thành lập cơ quan quản lý - chính quyền đô thị; dự thảo cơ chế đặc thù; xây dựng bộ tiêu chí và công cụ quản lý; xây dựng dự án; tạo quỹ đất và kế hoạch sử dụng; tạo cầu nối với khu vực quốc tế; xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo.
Giai đoạn 2023-2030, Nhà nước sẽ triển khai các dự án đầu tư - giao thông - hạ tầng - hạ tầng số, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chiến lược; nhà đầu tư xác định kế hoạch đầu tư và nhu cầu nguồn nhân lực; tạo hiệu ứng xã hội, quốc tế về chiến lược phát triển; xây dựng tiêu chí cộng đồng mẫu làm chuẩn mực xã hội hiện đại…
Giai đoạn 2030-2040, Nhà nước sẽ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất - giao thông - hạ tầng - thiết kế đô thị các khu vực; nhà đầu tư mở rộng triển khai kế hoạch đầu tư quốc tế; tham gia các diễn đàn khu vực châu Á và quốc tế; phát triển hình mẫu về cộng đồng thông minh - xã hội chuẩn mực - môi trường bền vững - tiện nghi hiện đại - trách nhiệm quốc tế.
… nhưng có khả thi?
Liên quan tới kế hoạch và mục tiêu của TP.HCM “đến năm 2040, TP Thủ Đức đảm bảo chống ngập tới tần suất 80%, tức là 5 năm mới xảy ra ngập 1 lần. Trong đó, giải pháp được đưa ra là sử dụng 10% diện tích sẽ là công viên và 30% trong số đó sẽ làm hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập". Tuy nhiên, với mục tiêu này, nhiều cử tri còn băn khoăn, lo ngại và cho rằng, kế hoạch và mục tiêu là vậy, song, thực tế mục tiêu đó có đạt được như kỳ vọng và khả thi hay không lại và vấn đề khác. Bởi thực tế, các khu vực thuộc địa bàn TP Thủ Đức vẫn bị ngập thường xuyên, mặc dù trời không mưa.
Ghi nhận thực tế của PV DĐDN trong những ngày đầu năm 2021 cho thấy, nhiều khu vực trên đường số 38, phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên bị ngập. Cảnh tượng người dân tất bất thu dọn nhà cửa do nước tràn vào nhà từ chiều tối ngày hôm trước là những vấn đề hết sức bất cập.
Theo phản ánh của người dân địa phương, nước dưới con rạch dâng cao, chỉ trong vài phút đường số 38 cùng nhà dân ở khu vực đã bị ngập sâu, do sự việc diễn ra bất ngờ nên nhiều đồ đạc của người dân đã bị hư hỏng, giao thông bị cô lập, kinh doanh buôn bán bị đình trệ vì nước ngập sâu, có đoạn hơn 1 mét.
Trao đổi với PV DĐDN, ông Lê Minh Phụng - Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM, cho hay: Nhiều năm nay, con đường này lâu lâu lại bị ngập, kể cả trời không mưa.
Tương tự, ông Nguyễn Tiến Tuyên, phường Hiệp Bình Chánh cũng cho biết, khu vực này thường xuyên xảy ra ngập khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Và mặc dù chính quyền địa phương đã đến hút nước, xử lý nhưng đâu lại vào đấy. Năm 2020, TP. HCM đã triển khai nhiều dự án chống ngập quy mô lớn, xong nhiều công trình chưa hoàn thiện, và đến nay không đáp ứng được mong mỏi của người dân.
Liên quan đến tình trạng ngập này, đai diện UBND phường Hiệp Bình Chánh, cho biết: Sau khi nhận được tin báo của người dân đã cho lực lượng xuống kiểm tra, theo đó, sự cố trên là do đá, cây gỗ chắn ngang các miệng cống rạch Cầu Quán gây hở. Khi thuỷ triều dâng van bị kẹt không ngăn được nước vào gây ngập cục bộ. Hiện tại, phường đã cho nạo vét cống, đồng thời kiến nghị sửa chữa, thay mới hệ thống cống để giải quyết tình trạng ngập úng trên tuyến đường này.
Như vậy, việc TP.HCM phê duyệt đề án hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, giai đoạn 2020-2035, trong đó có đặt ra mục tiêu 5 năm mới ngập một lần, nhưng mục tiêu này có khả thi và đạt được như kỳ voọng hay không vẫn là câu hỏi khó khiến nhiều cử tri còn băn khoăn, lo lắng. Bởi, hiện tại khu vực này vẫn thường xuyên ngập úng, trong khi kế hoạch phải đến năm 2040 mục tiêu mới được hoàn thành đang là vấn đề hết sức bất cập.
Có thể bạn quan tâm
Cần “thuốc đặc trị” chống ngập TP.HCM
02:30, 06/09/2020
TP HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng bao giờ “về đích”?
05:00, 18/08/2020
Thu phí chống ngập đối với chủ đầu tư cao ốc: Biện pháp “bẻ ngọn”!
05:00, 17/07/2020
TP.HCM: Đừng chống ngập kiểu… đối phó
05:07, 24/06/2020
Giá nào cho xã hội hóa chống ngập TP.HCM?
05:05, 14/06/2020
Đổi mới tư duy chống ngập
05:10, 09/06/2020
Vì sao TP HCM vẫn loay hoay… “phương án chống ngập”?
06:00, 04/06/2020