Biến thể SARS-CoV-2 và nỗi lo kháng vắc xin

CẨM ANH 28/01/2021 05:30

Việc xuất hiện bằng chứng cho thấy biến chủng virus gây COVID-19 kháng vắc xin đang đặt ra lo ngại dịch bệnh sẽ khó ngăn chặn hơn trong tương lai.

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chủng biến thể virus SAS-CoV-2 tại Nam

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chủng biến thể virus SAS-CoV-2 tại Nam Phi có dấu hiệu kháng vắc xin

Theo tạp chí Nature, ba nghiên cứu công bố liên tiếp trong tuần này ghi nhận biến thể virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi có khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch tạo ra do vắc xin và lần nhiễm bệnh COVID-19 trước (gây ra do chủng virus cũ).

Cụ thể, trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nhà khoa học Nam Phi thử trích lấy kháng thể của 6 bệnh nhân COVID-19 từng nhập viện trước khi biến thể 501Y.V2 xuất hiện. Họ nhận thấy ở các mức độ có khác nhau, cả 6 mẫu đều không thể kháng cự lại biến thể mới.

Tương tự, nghiên cứu của Viện quốc gia về Bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi cũng chỉ ra, kháng thể của một nửa trong số 44 người từng nhiễm COVID-19 hoàn toàn bất lực trước biến thể mới, số còn lại phản ứng yếu và chỉ duy nhất một người có phản ứng tốt.

Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại, kết quả thử nghiệm mẫu máu của 20 người được tiêm vắc xin của Pfizer và Moderna để thử nghiệm với biến thể ở Nam Phi cho thấy chủng đột biến của virus tại Nam Phi có dấu hiểu lẩn tránh kháng thể do vắc xin kích hoạt nhưng không hoàn toàn.

Mặc dù các thí nghiệm này vẫn cần thời gian để thử nghiệm lâu dài, tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại, các loại vắc xin đang được các quốc gia sử dụng hiên nay sẽ không có tác dụng với các biến chủng mới. Hai hãng dược của Mỹ là Moderna và Pfizer cũng đưa ra phát biểu, các vắc xin COVID-19 do dù vẫn phát huy tác dụng ngừa bệnh, vẫn có hiệu quả phòng ngừa với các biến thể virus mới nhưng khả năng phòng ngừa có giảm một chút trước biến thể SARS-CoV-2 tìm thấy ở Nam Phi.

Điều này có thể có nghĩa là ngay cả khi những người nhiễm COVID -19 đã khỏi bệnh hoặc đã tiêm vắc xin để phòng bệnh đều có nguy cơ bị nhiễm lại và các loại vắc xin trên thị trường không còn hiệu quả nữa.

Ông Anthony Harnden, bác sĩ tư vấn cho chính phủ Anh phân tích trên Sky News, hiện nay chủng virus SARS-Cov-2 đang đột biến nhanh đến mức sẽ có nhiều biến thể mới xuất hiện trong thời gian tới. Đồng thời, việc các ca mắc bệnh không ngừng tăng lên trên khắp thế giới đã tạo cơ hội cho chủng virus này tiến hóa theo những cách chưa từng thấy như các đại dịch trước đây.

“Rất có thể các mầm bệnh này còn tiếp tục phát triển và tiến hóa theo những cách giúp chúng lẩn trốn những vắc xin đang được phát triển trên toàn thế giới”, chuyên gia này nói thêm.

Mặt khác, để sinh sản, virus đưa bộ gen của chúng vào tế bào chủ. Mỗi lần sinh sản đều đi kèm với những lỗi sao chép nhỏ, và mỗi sai lầm này lại làm thay đổi mã di truyền của virus dẫn đến việc xuất hiện các chủng đột biến.

Việc nghiên cứu và điều chế vắc xin chống COVID-19 cần được cập nhật liên tục để đối phó với các chủng biến thể

Việc nghiên cứu và điều chế vắc xin chống COVID-19 cần được cập nhật liên tục để đối phó với các chủng biến thể

Tuy nhiên, khi sử dụng vắc xin yếu hoặc liều thứ hai bị trì hoãn quá lâu, vắc xin sẽ có tác dụng ngược. Nghiên cứu của nhà virus học Andrew Read, Đại học bang Pennsylvania vào năm 2001 đã kết luận rằng vắc xin hiệu quả thấp thậm chí có thể thúc đẩy sự phát triển của các chủng virus thành các biến chủng nguy hiểm hơn.

Do đó, nếu việc nghiên cứu vắc xin không có sự thay đổi, thế giới có thể rơi vào tình huống phải tiêm vắc-xin COVID-19 hàng năm để đối phó với các chủng virus mới xuất hiện. Những người đã được tiêm vắc xin sẽ xây dựng khả năng bảo vệ ban đầu, nhưng họ không thể phát triển phản ứng miễn dịch đủ mạnh để đối phó với các chủng đột biến trong thời gian dài.

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đang được tiến hành để xác định các loại vắc xin COVID-19 hiện tại có hiệu quả đối với các biến thể SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi và Brazil hay không. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, một tín hiệu tích cực là do tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của vắc xin đã được nghiên cứu từ đầu quá trình phát triển vắc xin vào đầu năm 2020 nên hiện tại bào chế lại vắc xin sẽ dễ dàng hơn.

Các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, trước khi vắc xin dduojc triển khai đồng đều trên diện rộng, các quốc gia cần tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và hạn chế đi lại giữa các nước, nhất là những nước đang là tâm điểm dịch để hạn chế tối đa sự lây lan. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vắc xin phòng COVID-19 liệu có an toàn?

    Vắc xin phòng COVID-19 liệu có an toàn?

    05:30, 18/01/2021

  • "Hộ chiếu vắc xin" - tấm vé đảm bảo an toàn mùa COVID-19?

    11:00, 15/01/2021

  • Vắc xin Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn kỳ vọng

    Vắc xin Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn kỳ vọng

    05:00, 15/01/2021

  • Vắc xin Nanocovax của Việt Nam tạo phản ứng miễn dịch tốt

    Vắc xin Nanocovax của Việt Nam tạo phản ứng miễn dịch tốt

    11:00, 14/01/2021

CẨM ANH