Vẫn “tù mù” về nguồn gốc virus SARS-CoV-2

LAM SONG 10/02/2021 02:10

Dù đã kết thúc cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại Vũ Hán, song nhóm điều tra chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung Quốc vẫn chưa có được thông chính xác.

Chuyên gia Peter Ben Embarek của WHO cầm một biểu đồ cho thấy các con đường lây truyền virus trong cuộc họp báo chung vào cuối cuộc điều tra ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 9-2 - Ảnh: AP

Chuyên gia Peter Ben Embarek của WHO cầm một biểu đồ cho thấy các con đường lây truyền virus trong cuộc họp báo chung vào cuối cuộc điều tra ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 9/2. Ảnh: AP

Ông Lương Vạn Niên (Liang Wan Nian), chuyên gia thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) tin rằng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 có thể bắt nguồn từ động vật nhưng "vật chủ mang mầm bệnh vẫn chưa xác định được".

Trong khi đó, ông Peter Ben Embarek, chuyên gia các bệnh động vật của WHO cho rằng, kết quả nghiên cứu gợi ý rằng giả thuyết về các sự cố trong phòng thí nghiệm là “vô cùng không chắc chắn” để giải thích về việc virus lây sang con người".

“Không có bằng chứng cho thấy các đợt bùng phát lớn ở Vũ Hán trước tháng 12/2019, thời điểm các ca nhiễm chính thức đầu tiên được ghi nhận”. - Ông Embarek nói.

SARS-CoV-2

SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ dơi ở Vũ Hán.

SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ dơi ở Vũ Hán. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu ca nhiễm đầu tiên ở người xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (WIV) hay từ dơi tại một khu chợ ở thành phố này.

Do Viện Virus học Vũ Hán trước đây đã thu thập nhiều mẫu virus, dẫn tới các cáo buộc cho rằng nơi đây có thể đã gây ra đại dịch COVID-19 do để virus rò rỉ ra bên ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này, đồng thời thúc đẩy các giả thuyết cho rằng virus có thể bắt nguồn từ nơi khác.

Nhóm điều tra của WHO gồm các chuyên gia đến từ 10 nước. Nhiệm vụ của họ được xem là bước ban đầu nhằm tìm hiểu nguồn gốc của SARS-CoV-2 - mà ban đầu được tin là xuất phát từ dơi, sau đó lây sang con người thông qua một động vật trung gian khác (chẳng hạn tê tê...).

Theo ông Embarek, việc lây truyền virus thông qua con đường trao đổi các hàng hóa đông lạnh có thể là nguyên nhân. Chuyên gia WHO này đánh giá cuộc điều tra kéo dài gần 1 tháng qua ở Vũ Hán của WHO "đã không thay đổi đáng kể bức tranh về đại dịch".

Trước đó, Trung Quốc đề xuất WHO tới nước khác điều tra nguồn gốc COVID-19. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng "không ít manh mối, báo cáo và nghiên cứu" chỉ ra COVID-19 đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới vào năm 2019 và WHO cũng nên tới nước khác điều tra nguồn gốc.

"Trung Quốc sẽ luôn cởi mở, minh bạch, có trách nhiệm và tiếp tục duy trì hợp tác với WHO". - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói.

Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) mới đây cũng khẳng định Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19 tại Mỹ, thay vì TP Vũ Hán.

"Tôi nghĩ rằng khi ai đó đưa ra các cáo buộc, họ phải chứng minh... Các nhà khoa học WHO đang làm việc tại Vũ Hán để nhìn vào tất cả sự thật". - ông Thôi Thiên Khải nói khi được hỏi về việc liệu có phải virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (Trung Quốc) trước khi trở thành đại dịch toàn cầu hay không.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 15/1 vẫn khẳng định họ "có lí do để tin" các nhà khoa học ở Vũ Hán có thể đã nhiễm Covid-19 vào mùa thu năm 2019 song Bắc Kinh đã nỗ lực để ngăn một cuộc điều tra minh bạch.

"Trung Quốc đã ngăn các nhà báo, các nhà điều tra độc lập và giới chức y tế toàn cầu phỏng vấn các nhà nghiên cứu tại WIV, trong đó có những người đã nhiễm virus vào mùa thu năm 2019. Mọi cuộc điều tra đáng tin cậy về nguồn gốc virus phải bao gồm các cuộc phỏng vấn với những nhà nghiên cứu này và một bản báo cáo đầy đủ về những ca bệnh chưa được công bố này" – Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19: Những giấc ngủ vội nơi tuyến đầu chống dịch

    17:15, 09/02/2021

  • COVID-19: FO, F1 khai báo quanh co sẽ bị xử lý ra sao?

    17:00, 09/02/2021

  • Bộ Y tế thành lập tổ thường trực đặc biệt ứng phó COVID-19 tại TP HCM

    15:56, 09/02/2021

  • Ghi nhận 1 ca dương tính SARS-CoV-2, Hưng Yên là tỉnh thứ 13 có dịch COVID-19

    13:38, 09/02/2021

  • Israel chữa khỏi cho bệnh nhân mắc COVID-19 như thế nào?

    13:29, 09/02/2021

  • Sáng 9/2, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

    06:20, 09/02/2021

  • Vắc xin chống COVID-19 đang gặp khó trước biến chủng SARS-CoV-2?

    05:30, 09/02/2021

  • Phòng, chống COVID-19 nhìn từ thông báo của Thủ tướng

    01:15, 09/02/2021

LAM SONG