Hãng hàng không trong nước "có cửa" vận chuyển vắc xin COVID-19?

THY HẰNG 24/02/2021 12:20

Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa cho biết đã đề xuất với cơ quan y tế để được giao vận chuyển vắc xin phòng chống dịch COVID-19 về Việt Nam.

Theo đó, Vietnam Airlines khẳng định đã có đầy đủ dịch vụ hậu cần, kho lạnh hiện đại, cùng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp và quy trình vận chuyển hàng hóa đông lạnh toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế. Hãng cũng sẵn sàng trển khai dịch vụ container lạnh để chứa vắc xin.

 lô vắc xin đầu tiên gồm 117.000 liều đã được máy bay của Korean Air vận chuyển hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Lô vắc xin đầu tiên đã được máy bay của Korean Air vận chuyển hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay  (ngày 24/2).

Đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng trong vận chuyển vaccine COVID-19, bởi vắc xin đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có khi yêu cầu vận chuyển ở nhiệt độ -70 độ C, lạnh hơn mùa đông ở Nam Cực. Việc không đáp ứng tốt về nhiệt độ bảo quản có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của vắc xin.

Vietnam Airlines cũng khẳng định, hãng có bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong vận chuyển hàng hóa y tế như thuốc men, trang bị phẫu thuật, nội tạng để cấy ghép... kể cả trong tình trạng rất cấp bách về thời gian. Những chuyến bay như vậy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau và với đơn vị y tế.

Đặc biệt, Vietnam Airlines có thể huy động đội tàu bay thân rộng A350 và B787 tới các điểm đến trên toàn cầu để nhanh chóng chở số lượng lớn vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam. Cùng với đó, hãng cũng có mạng đường bay nội địa rộng khắp, có thể vận chuyển vắc xin nhanh chóng tới các tỉnh thành trên cả nước, để nhanh chóng tiêm phòng cho người dân.

Trước đó, Cục Hàng không cũng có văn bản đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với Chính phủ, các bộ ngành, về giao cho các hãng hàng không Việt Nam đảm nhiệm vận chuyển chính trong các đợt vận chuyển vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Việt Nam. Việc giao cho các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển chính vắc xin phòng COVID-19 sẽ đảm bảo kế hoạch và sớm vận chuyển vắc xin này về Việt Nam.

Theo tìm hiểu, sáng nay 24/2, lô vắc xin đầu tiên gồm 117.000 liều đã được máy bay của Korean Air vận chuyển hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. “Loại tàu bay được Korean Air dùng để vận chuyển là Boeing 777-FB5 Freighter, đây là loại tàu bay chuyên chở hàng hoá mà Việt Nam chưa có”, một Chuyên gia hàng không chia sẻ với DĐDN.

Nhận định về khả năng Vietnam Airlines tham gia vào vận chuyển vắc xin với hai loại tàu bay thân rộng là A350 và B787, vị này cho rằng, có thể nhưng khả năng chở sẽ kém hiệu quả hơn. Đặc biệt, chuyên gia nhấn mạnh yêu cầu cao hơn trong vận chuyển vắc xin là khâu bảo quản, phân phối, do đó, hiện nhà cung cấp là hãng dược AstraZeneca và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) vẫn đang chủ động.

Ước tính trong tháng 2 này, Việt Nam sẽ tiếp nhận hơn 5 triệu liều vắc xin do hãng dược AstraZeneca bào chế.

Ước tính trong tháng 2 này, Việt Nam sẽ tiếp nhận hơn 5 triệu liều vắc xin do hãng dược AstraZeneca bào chế.

Ước tính trong tháng 2 này, Việt Nam sẽ tiếp nhận hơn 5 triệu liều vắc xin do hãng dược AstraZeneca bào chế. Lượng vắc xin cần vận chuyển trong nửa đầu năm nay dự kiến là trên 30 triệu liều. Vắc xin AstraZeneca là vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam.

Nhiều chuyên gia từng đánh giá, vận chuyển vắc xin là nhiệm vụ chưa từng có trong lịch sử của ngành hàng không thế giới và càng khó khăn hơn bởi nhiều hãng bay đang rơi vào khủng khoảng sau khi sa thải hàng chục nghìn nhân viên, cắt giảm đường bay trước tác động của đại dịch Covid-19. 

"Đây sẽ là chiến dịch hậu cần phức tạp và lớn nhất trong lịch sử. Cả thế giới đang trông chờ vào các hãng hàng không", Alexandre de Juniac, giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nhận xét.

IATA nhận định việc vận chuyển và phân phối vắc xin cho hàng tỷ người trên thế giới sẽ là "nhiệm vụ thế kỷ" với ngành hàng không và nhiệm vụ này đang đứng trước loạt thách thức lớn.

IATA ước tính sẽ cần tới 8.000 máy bay Boeing 747 (tải trọng 100 tấn) và 2 năm để vận chuyển vắc-xin Covid-19 tới khoảng 7 tỷ dân trên toàn cầu. Đây là "đơn hàng" khổng lồ trong bối cảnh khoảng 1/3 máy bay chở khách trên thế giới vẫn phải "đắp chiếu", theo dữ liệu của hãng phân tích Cirium.

Thế giới hiện có khoảng 2.000 máy bay chở hàng chuyên dụng - phụ trách vận tải khoảng 50% tổng lượng hàng hóa trên đường hàng không. 50% còn lại được vận chuyển bởi khoảng 22.000 máy bay chở khách. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vắc xin COVID-19 về Việt Nam: Kỳ vọng lớn cho "cuộc chiến chống... giặc dịch"

    07:03, 24/02/2021

  • Các loại vắc xin COVID-19 mà Việt Nam đàm phán mua có hiệu quả ra sao?

    05:00, 23/02/2021

  • Vì sao khó phân phối vắc xin COVID-19 ra toàn cầu?

    06:25, 22/02/2021

  • "Nâng tầm ảnh hưởng" bằng vắc xin COVID-19

    06:30, 19/02/2021

  • 204.000 liều vắc xin COVID-19 đầu tiên dự kiến về Việt Nam vào ngày 28/2

    06:47, 18/02/2021

THY HẰNG