Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 từ 8/3

BẢO LAM 05/03/2021 13:20

Ngày 8/3, những liều vắc xin đầu tiên sẽ được tiêm tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân COVID-19, các vùng có dịch, các đối tượng theo Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đầu tuần tới sẽ triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh VGP

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đầu tuần tới sẽ triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh VGP

Sáng 5/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã báo cáo về những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận các nguồn vắc xin từ nước ngoài. Theo đó, hiện nay khi nhu cầu vắc xin lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế, nhiều nước sẵn sàng mua dưới dạng kỳ vọng, thậm chí có hơn 30 nước đăng ký mua vắc xin gấp nhiều lần nhu cầu thực tế.

Do đó, việc đảm bảo đủ vắc xin rất khó khăn, bên cạnh đó đây là những vắc xin mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ, vì vậy, quan điểm của Bộ Y tế là "bên cạnh việc mua vắc xin từ nước ngoài, nhất định phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động bằng nguồn vaccine trong nước”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Theo kế hoạch, ngày mai (6/3), Bộ Y tế sẽ tập huấn đối với tất cả các đơn vị tiêm chủng trên toàn quốc trong vấn đề tiếp nhận, sử dụng, xử lý tai biến sau tiêm… Ngày 8/3, những liều vắc xin đầu tiên sẽ được tiêm trước hết tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân COVID-19, các vùng có dịch, các đối tượng theo Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19… Những người đã tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vắc xin…

Nói về chất lượng của vắc xin sắp được tiêm cho người dân Việt Nam, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định tiêm vắc xin không bảo đảm phòng bệnh 100%, ví dụ, theo thông tin của nhà sản xuất thì vắc xin của Pfizer có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vắc xin Astrazeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2. Những số liệu này cũng cần được kiểm nghiệm ngoài thực tiễn.

117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đã về Việt Nam. Ảnh: VGP/Khánh Phương

117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đã về Việt Nam vào ngày 24/2. Ảnh: VGP/Khánh Phương

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho rằng vắc xin là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với DN chào bán vaccine ngừa COVID-19.

Ban Chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 phải bảo đảm nguyên tắc công bằng vắc xin của Liên Hợp Quốc, khẩn trương nhưng phải rất chắc chắn, đặc biệt phải thông đầy đủ cho người dân, chuẩn bị đầy đủ phương án xử lý những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình tiêm chủng.

Trước đó, tại cuộc họp về tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 diễn ra hôm 24/2, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn 100 triệu liều.

Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành y tế tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ, làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống.

Đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Y tế đã thảo luận các vấn đề như nguồn cung, thủ tục quy trình phê duyệt, tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, sự cần thiết phải huy động tổng lực ngành Y tế.

Theo đó, tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm chủng, đồng thời huy động lực lượng sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.

Vấn đề bảo quản vắc xin cũng được bàn bạc, rà soát kỹ. Hệ thống kho lạnh ở các khu vực đủ khả năng bảo quản vaccine, các thiết bị vận chuyển vắc xin tới các trạm y tế, các điểm tiêm lưu động cũng đảm bảo.

Thảo luận về đánh giá sau tiêm, các đại biểu nhấn mạnh bất cứ vắc xin nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%, nhất là vắc xin phòng COVID-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn. Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá này, nhưng tới đây sẽ phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm.

Bộ Y tế đã phân công tất cả các đơn vị tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng, quy trình tổ chức điểm, buổi tiêm, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo dõi sau tiêm và đánh giá hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19 sau tiêm…

Có thể bạn quan tâm

  • Ấn Độ vượt lên Trung Quốc trong cuộc chạy đua vắc xin COVID-19

    05:30, 03/03/2021

  • Thứ trưởng Bộ Y tế: Hải Dương là một trong những tỉnh ưu tiên trước được tiêm vắc xin COVID-19

    21:58, 02/03/2021

  • Tiêm vắc xin COVID-19: Chờ phiếu kiểm định chất lượng của phía Hàn Quốc

    18:13, 02/03/2021

  • Thủ tướng yêu cầu tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân trong tuần này

    14:52, 02/03/2021

  • Có thể ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 chỉ bằng một mũi vắc xin?

    06:30, 02/03/2021

  • Cần 150 triệu liều vắc xin COVID-19 tiêm cho người trên 18 tuổi

    12:43, 26/02/2021

  • Công ty vắc xin hàng đầu trên đường vào top "vương" ROE

    06:30, 26/02/2021

  • Kỳ vọng vào vắc xin COVID-19 của Việt Nam

    05:35, 26/02/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch

    19:17, 25/02/2021

  • Quảng Ninh: Chi 500 tỷ đồng mua vắc xin phòng ngừa COVID-19

    11:00, 25/02/2021

  • Nóng dần cuộc đua “hộ chiếu vắc xin” COVID-19

    06:40, 25/02/2021

  • Thủ tướng: Không vì có vắc xin COVID-19 mà chúng ta chủ quan!

    14:22, 24/02/2021

  • Hãng hàng không trong nước "có cửa" vận chuyển vắc xin COVID-19?

    12:20, 24/02/2021

  • Vắc xin COVID-19 về Việt Nam: Kỳ vọng lớn cho "cuộc chiến chống... giặc dịch"

    07:03, 24/02/2021

  • Các loại vắc xin COVID-19 mà Việt Nam đàm phán mua có hiệu quả ra sao?

    05:00, 23/02/2021

BẢO LAM