Cẩn trọng “ngoại giao” vaccine của Trung Quốc

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 07/03/2021 05:00

Một số quốc gia đã và đang dùng vaccine COVID-19 để thực hiện chiến lược ngoại giao nhằm tăng cường ảnh hưởng.

Từ tháng 5/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ biến vaccine COVID-19 thành “hàng hóa toàn cầu”.

 Hungary là quốc gia Châu Âu đầu tiên nhận vaccine COVID-19 của Trung Quốc. (Lô vaccine Sinopharm của Trung Quốc được dỡ xuống sân bay Budapest. Ảnh: Reuters)

Hungary là quốc gia Châu Âu đầu tiên nhận vaccine COVID-19 của Trung Quốc. (Lô vaccine Sinopharm của Trung Quốc được dỡ xuống sân bay Budapest. Ảnh: Reuters)

Mốt ngoại giao thức thời

Đến thời điểm này, vaccine COVID-19 do hai công ty Trung Quốc Sinopharm và Sinovac Biotech Ltd đã được phân phối tại nhiều quốc gia Đông Âu như Serbia, Hungary, Bắc Macedonia, Montenegro... Một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi đã ký hợp đồng mua vaccine COVID-19 của Bắc Kinh nhưng giao hàng bị chậm trễ.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cam kết viện trợ vaccine COVID-19 miễn phí cho 53 quốc gia.

Khác với nhiều cường quốc khác đang ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho công dân nước mình, Trung Quốc lại đẩy mạnh phổ biến loại vaccine này ra bên ngoài. Hiện không có một thông kê nào được công bố có bao nhiêu người ở Trung Quốc được sử dụng loại vaccine này.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc sản xuất vaccine quá nhanh khiến nhiều quốc gia lo sợ, trong đó Singapore bất ngờ nhận được vaccine Trung Quốc nhưng chưa sử dụng vì lo ngại mất an toàn.

Thậm chí, ông Khor Swee Kheng - quan chức Y tế ở Malaysia, bày tỏ quan điểm rằng, các nước nhận vaccine có thể đối mặt với khả năng “bỏ qua phê duyệt” hay sức ép chính trị, buộc các cơ quan kiểm duyệt vaccine phải cấp phép.

Kỹ thuật viên đang xem xét các tế bào khi thử nghiệm vaccine COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại cơ sở Công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Kỹ thuật viên đang xem xét các tế bào khi thử nghiệm vaccine COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại cơ sở Công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Vaccine hay chính trị?

Trong kinh tế thị trường khó tách bạch mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, bất kỳ động thái viện trợ, thương mại nào đều có mục đích sâu xa. Vaccine COVID-19 của Trung Quốc không ngoại lệ.

Hãy xem các nước đầu tiên nhận vaccine Trung Quốc, là những quốc gia nhỏ ở Đông Âu, đây là khu vực nhạy cảm, có vị trí địa chính trị quan trọng; nhiều năm nay Mỹ luôn muốn mở rộng ảnh hưởng bằng cách mở rộng NATO về hướng Đông, nhưng bất thành.

Trong khi đó, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đang mắc kẹt ở Trung Đông, Nam Á do nhiều bê bối tài chính. Phần lớn các quốc gia ở khu vực này có quy mô nhỏ, yếu tiềm lực công nghệ, nên vaccine Trung Quốc xuất hiện giống như là chiếc “phao cứu sinh” cho sáng kiến này.

Thông qua chiến lược ngoại giao vaccine, Trung Quốc muốn thể hiện mình là cường quốc có trách nhiệm, khẳng định vai trò “anh cả” trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Đương nhiên, sân chơi đậm màu chính trị này còn có cả Ấn Độ. Việc Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ “Vành đai và Con đường ở các nước Sri Lanka, Nepal, Maldives, Banglades đã khiến Ấn Độ rất bất an thời gian qua. Một cuộc giành giật khách hàng đang xảy ra tại Nam Á.

Vacccine Mỹ có vẻ trầm lắng, nhưng sản phẩm của Pfizer và BiONTech được biết đến với hiệu quả lên tới 95% so với 50,4% của Trung Quốc. Ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng trong cuộc đua này?

Có thể bạn quan tâm

  • KINH TẾ "HẬU VACCINE": Cẩn trọng “bệnh nền”

    11:00, 05/03/2021

  • KINH TẾ "HẬU VACCINE": Không gian chính sách không còn rộng rãi!

    11:00, 04/03/2021

  • KINH TẾ "HẬU VACCINE": Nỗi lo lạm phát

    11:10, 03/03/2021

  • Lô COVID-19 Vaccine AstraZeneca đầu tiên đã về đến Việt Nam

    12:00, 24/02/2021

  • Vaccine của Việt Nam tạo ra phản ứng tốt với cả biến chủng SARS-CoV-2

    10:23, 09/02/2021

  • Vaccine AstraZeneca an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19

    16:22, 05/02/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ