Mọi giả thuyết về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 vẫn bị "bỏ ngỏ"

LAM SONG 30/03/2021 08:33

Việc virus lọt ra từ phòng thí nghiệm là ít có khả năng. Giả thuyết cao nhất hiện nay là virus đã truyền sang người qua một vật chủ trung gian hiện vẫn chưa được xác định.

Peter Ben Embarek (giữa), chuyên gia của WHO cho biết bản báo cáo sẽ sớm được công bố

Peter Ben Embarek (giữa), chuyên gia của WHO cho biết bản báo cáo sẽ sớm được công bố

Thông tin trong buổi họp báo được tổ chức chiều ngày 29/3 tại trụ sở WHO - Tổ chức Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sỹ), Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sau một thời gian dài chờ đợi, bản báo cáo về kết quả cuộc điều tra nguồn gốc virus Sars-CoV-2 do WHO tiến hành tại Trung Quốc hồi tháng 01 năm nay sẽ chính thức được công bố trong ngày 30/3 trên trang web của tổ chức này, sau khi thông báo cho các nước thành viên.

Theo người đứng đầu WHO, sau khi báo cáo chính thức được công bố, các chuyên gia quốc tế cũng dự tính sẽ tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận và trả lời tất cả những thắc mắc liên quan đến nội dung chi tiết của bản báo cáo.

Hiện tại, dù bản báo cáo chính thức chưa được công bố nhưng nhiều hãng tin uy tín trên thế giới cho biết đã có được bản sao báo cáo chính thức, trong đó đề cập các kết luận đầu tiên mà nhóm chuyên gia của WHO đưa ra về nguồn gốc virus Sars-CoV-2.

Theo người đứng đầu WHO, sau khi báo cáo chính thức được công bố, các chuyên gia quốc tế cũng dự tính sẽ tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận và trả lời tất cả những thắc mắc liên quan đến nội dung chi tiết của bản báo cáo.

Hiện tại, dù bản báo cáo chính thức chưa được công bố nhưng nhiều hãng tin uy tín trên thế giới cho biết đã có được bản sao báo cáo chính thức, trong đó đề cập các kết luận đầu tiên mà nhóm chuyên gia của WHO đưa ra về nguồn gốc virus Sars-CoV-2.

Trong báo cáo của mình, các chuyên gia WHO kết luận, giả thuyết virus Sars-CoV-2 truyền sang người qua một vật chủ trung gian là giả thuyết có khả năng cao nhất. WHO đánh giá mức độ khả tín của giả thuyết này là từ “có khả năng đến rất có khả năng”.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng mọi giả thuyết về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 vẫn đang “bỏ ngỏ” và cần nghiên cứu thêm.

Ngược lại, nhóm chuyên gia WHO cũng kết luận giả thuyết về việc virus Sars-CoV-2 lọt ra từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ ít có khả năng”. Kết luận này đi ngược lại cáo buộc trong thời gian dài của nhiều chính trị gia và truyền thông phương Tây, như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng Trung Quốc đã để lọt virus Sars-CoV-2 từ phòng thí nghiệm của Viện virus học Vũ Hán, dù không đưa ra được bất cứ bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào.

Ngoài hai giả thuyết trên, nhóm chuyên gia của WHO cũng đã đưa ra nhận định về hai giả thuyết khác, trong đó cho rằng khả năng virus Sars-CoV-2 lây trực tiếp sang người từ vật chủ, nhiều khả năng là dơi, là “có thể và có khả năng”, trong khi giả thuyết lây qua thực phẩm đông lạnh là “có thể”. Đây vốn là giả thuyết được các nhà khoa học Trung Quốc nhiều lần đề cập.

Việc công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến nguồn gốc của đại dịch COVID-19 đã nhiều lần bị trì hoãn. Một quan chức của WHO hy vọng báo cáo sẽ được công bố sau vài ngày nữa.

Trước đó, một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Vũ Hán vào tháng 1 và tháng 2 năm nay để nghiên cứu và đã đưa ra 4 khả năng virus SARS-CoV-2 truyền bệnh sang con người trước khi lây lan ra khắp thế giới. Ông Peter Ben Embarek, chuyên gia của WHO, người dẫn đầu phái đoàn đến Vũ Hán, cho biết hôm 26/3 rằng báo cáo đã được hoàn thiện và đang được rà soát lại và dịch sang các ngôn ngữ khác nhau.

Ngay sau khi có thông tin về báo cáo này, giới chức hàng đầu trong chính quyền Mỹ đã bày tỏ lo ngại về cách thức soạn thảo, công bố báo cáo về nguồn gốc đại dịch COVID-19

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ quan ngại về phương pháp và quy trình thực hiện báo cáo của WHO. Ông Blinken cho biết không loại trừ chính phủ Trung Quốc đã "giúp" soạn thảo báo cáo này. Theo ông, bên cạnh việc làm rõ, quy trách nhiệm về nguồn gốc đại dịch, báo cáo của WHO cần phải tập trung vào việc gây dựng một hệ thống vững mạnh hơn để đề phòng những biến cố dịch bệnh trong tương lai.

Trong nhiều tuần trở lại đây, chính quyền Tổng thống Joe Biden không ngừng gây sức ép với Trung Quốc và WHO liên quan đến điều mà Washington mô tả là một cuộc điều tra “khiếm khuyết” về nguồn gốc COVID-19. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 21/2 cho rằng Bắc Kinh đã không cung cấp đầy đủ dữ liệu gốc về cách thức đại dịch khởi phát từ Trung Quốc và lan ra thế giới. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki ngày 26/3 cho biết Mỹ lo ngại về tính thiếu minh bạch cũng như dữ liệu được WHO sử dụng để hoàn tất báo cáo.

Về phần mình, sau khi nhóm điều tra của WHO kết thúc cuộc điều tra tại Vũ Hán hôm 9/2, Trung Quốc lên tiếng chỉ trích một số chính trị gia phương Tây hoài nghi tính công bằng của cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2, cho rằng sự công bằng không có nghĩa là "theo lệnh của phương Tây".

“Không thiên vị không có nghĩa là giả định phạm tội nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng các quốc gia liên quan cũng có thể tham gia công tác truy tìm nguồn gốc virus này trên toàn cầu một cách tích cực, trên cơ sở khoa học và hợp tác, đồng thời chia sẻ kết quả nghiên cứu của họ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nêu quan điểm tại cuộc họp báo hôm 18/2.

Có thể bạn quan tâm

  • Bác bỏ thông tin nguồn gốc virus gây COVID-19 lây lan qua thực phẩm

    11:04, 20/02/2021

  • Nhiều hoài nghi xung quanh kết quả điều tra nguồn gốc virus gây COVID-19

    06:10, 11/02/2021

  • Vẫn “tù mù” về nguồn gốc virus SARS-CoV-2

    02:10, 10/02/2021

  • Chuyên gia WHO: Có thể nghiên cứu hang dơi để tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2

    15:20, 05/02/2021

LAM SONG