Phát triển du lịch: Lưu ý an toàn, chất lượng dịch vụ và chi phí!
An toàn, chất lượng dịch vụ và chi phí là những tiêu chí cần chú trọng trong thời gian tới.
Bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch FLC chia sẻ về những tiêu chí mà một doanh nghiệp cần phải chú trọng trong gia đoạn tới để phát triển du lịch.
Phó Chủ tịch FLC cho biết, theo một khảo sát vừa công bố, 53,4% người tham gia khảo sát dự định đi nghỉ từ tháng 5 đến tháng 9; 30,2% cho biết đã sẵn sàng du lịch trong tháng 3 và tháng 4.
Khảo sát nhu cầu của người dân đã có. Vậy, việc còn lại là các doanh nghiệp sẽ làm thế nào để làm thu hút khách hàng?
Theo nhận định của bà Kiều Dung, COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến du lịch, tại Việt Nam, 90% doanh nghiệp lữ hành phải dừng hoạt động, 40 - 60 % những người làm trong ngành du lịch không có, mất việc làm. Tuy vậy, trong năm 2020, Việt Nam vẫn đạt 50 triệu lượt khách du lịch nội địa. Điều này cho thấy, mặc dù tâm lý e dè nhưng người Việt vẫn đi du lịch, điều này nhờ sự thích ứng linh hoạt của các doanh nghệp, nỗ lực của địa phương, chính sách của cơ quan nhà nước.
Dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Phó chủ tịch tập đoàn FLC đưa ra ý kiến cho rằng, các cơ quan nhà nước nên tiếp tục phát động các chương trinh du lịch nội địa. Truyền thông tổng thể sẽ giúp người dân tiếp cận du lịch trong nước. Đồng thời, cần bổ sung thêm ngày nghỉ - ngày du lịch Việt Nam, bố trí sát vào các kỳ nghỉ hiện hữu.
Đối với các doanh nghiệp du lịch, các yếu tố như an toàn, tiêu chuẩn dịch vụ, chi phí cần phải đặt lên hàng đầu.
Cụ thể, về mặt an toàn, doanh nghiệp cần nỗ lực tạo ra các điểm đến an toàn cho du khách, phục vụ đa dạng nhiều sản phẩm tại một điểm đến.
Đối với chất lượng dịch vụ, năm 2020, 50% nhân sự trong ngành du lịch mất việc, vì vậy cần phải tập trung đào tạo, củng cố đội ngũ nhân sự trong tập đoàn, nâng cấp, tạo nên nhiều hạ tầng du lịch.
Trong năm 2021, FLC sẽ khai trương thêm ít nhất 3 khu du lịch quy mô lớn tại Việt Nam. Doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học công nghệ để tiếp cận dịch vụ thuận tiện hơn.
Đối với chi phí, từ 2020, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp để tạo ra gói sản phẩm liên kết hợp lý cho người tiêu dùng, ví dụ combo bay, nghỉ dưỡng và chơi golf đc nhiều khách hàng đón nhận. Mở thêm nhiều đường bay ngách đến Côn Đảo, Rạch Giá, Kiên Giang hay từ Thanh Hoá đến Quy Nhơn.
“Năm 2021, cần phải tiếp tục kích cầu du lịch, để người dân sẵn sàng đi du lịch trong nước. Với 100 triệu dân, 30% chưa từng đi du lịch, nhu cầu và tiềm năng còn rất lớn”. - Phó Chủ tịch FLC nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
TS Vũ Tiến Lộc: “Đề nghị phát động cuộc thi sáng kiến phát triển du lịch Việt Nam”
16:58, 03/04/2021
Hướng đi nào cho du lịch Đà Nẵng?
13:59, 01/04/2021
Doanh nghiệp du lịch "hào hứng" chờ Tết!
14:57, 29/03/2021
Đại lý du lịch trực tuyến "lên ngôi"
11:07, 28/03/2021
Tăng sức hấp dẫn đối với du lịch miền Trung
19:30, 26/03/2021
Thí điểm “phá băng” du lịch bằng “hộ chiếu vắc xin”: (Kỳ 2) Những mô hình đi trước
15:30, 25/03/2021
Thí điểm “phá băng” du lịch bằng “hộ chiếu vắc xin”: (Kỳ 1) Chậm sẽ mất cơ hội hồi phục
11:00, 25/03/2021