Cộng đồng quốc tế chung tay giúp Ấn Độ vượt "bão COVID-19"

MINH CHÂU 26/04/2021 14:05

Nhiều quốc gia gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch cung cấp khí oxy, máy thở, nguyên liệu vắc-xin,... để giúp Ấn Độ chống lại "thảm họa" COVID-19.

Số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ tăng chóng mặt. Chỉ tính riêng ngày 25/4, Ấn Độ ghi nhận thêm 349.691 ca nhiễm và 2.767 ca tử vong do COVID-19.Đây là ngày thứ tư liên tiếp nước này ghi nhận số lượng nhiễm COVID-19 ở mức cao kỷ lục.Tính tới thời điểm hiện tại, theo thống kê trên trang Worldometers, Ấn Độ đã có hơn 17 triệu ca nhiễm và hơn 195 ngàn ca tử vong do dịch bệnh.

Theo Reuters, hệ thống y tế ở Ấn Độ đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các bệnh viện ở Ấn Độ đang ở mức quá tải. Giường bệnh, thiết bị vật tư y tế, đặc biệt là bình oxy đang thiếu hụt trầm trọng buộc các bệnh viện phải ngừng tiếp nhận bệnh nhân.

Bên cạnh đó, vì số lượng ca tử vong tăng nhanh, các lò hoả táng tại nước này cũng lâm vào tình trạng quá tải, mặc dù đã hoạt động hết công suất. Nhiều giàn thiêu tạm đã được dựng lên để giải quyết tình trạng nói trên.

Cụ thể, theo tờ The Straits Times, chính quyền bang Karnataka (miền nam Ấn Độ) khuyến khích gia đình có người chết vì COVID-19 hỏa táng người quá cố ngay tại vùng đất hay trang trại thuộc sở hữu của họ, miễn là các gia đình tuân thủ các khuyến cáo y tế.

Theo tờ Indian Express, chính quyền New Delhi dự báo đỉnh dịch COVID-19 nước này sẽrơi vào giữa tháng 5. Trưởng ban chỉ đạo chống COVID-19 Ấn Độ - ông V.K. Paul cho biết cơ sở hạ tầng y tế ở các bang đông dân không đủ để đối phó với tình hình dịch hiện tại.

Theo tờ Indian Express, chính quyền New Delhi dự báo đỉnh dịch COVID-19 nước này sẽ rơi vào giữa tháng 5.

Theo tờ Indian Express, chính quyền New Delhi dự báo đỉnh dịch COVID-19 nước này sẽ rơi vào giữa tháng 5.

Trước diễn biến nguy hiểm của dịch COVID-19 tại Ấn Độ, hàng loạt quốc gia quyết định giúp đỡ, viện trợ cho công tác chống dịch ở nước này.

Theo Reuters, hôm 25-4, một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ gửi nguyên liệu thô cần thiết cho Ấn Độ để sản xuất vaccine. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ gửi phương pháp điều trị, bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19, máy thở và thiết bị bảo hộ cho nhân viên tuyến đầu.

Theo đài BBC, Tổng thống Joe Biden cho biết: “Giống như Ấn Độ đã hỗ trợ Mỹ khi các bệnh viện của chúng tôi căng thẳng trong thời kỳ đầu của đại dịch, chúng tôi quyết tâm giúp đỡ Ấn Độ trong thời điểm cần thiết”.

Trước đó, các quan chức Ấn Độ và Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô để sản xuất vaccine phòng COVID-19.

Chính quyền ông Biden đã phải hứng chịu chỉ trích của nhiều người Ấn Độ vì lệnh kiểm soát nói trên. Đơn cử, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Kanwal Sibal đã gọi việc Mỹ không hỗ trợ Ấn Độ trong vấn đề sản xuất vaccine ngừa COVID-19 là hành vi ích kỷ.

Bên cạnh đó, chính quyền Washington cũng bị chỉ trích vì trì hoãn quyết định gửi liều lượng vaccine dư ra nước ngoài. Mỹ hiện có hàng triệu liều vaccine AstraZeneca chưa sử dụng và vẫn chưa được cấp phép sử dụng. Tuy nhiên, Chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu của Mỹ - ông Anthony Fauci cho biết việc gửi vaccine đến Ấn Độ đang được xem xét.

Nhân viên y tế Ấn Độ vận chuyển bình oxy đến các trạm nạp.

Nhân viên y tế Ấn Độ vận chuyển bình oxy đến các trạm nạp.

Theo tờ The Hindu, về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đang liên hệ với các quan chức Ấn Độ và sẽ hỗ trợ chính quyền New Delhi chống lại đại dịch COVID-19. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Trung Quốc ủng hộ “mạnh mẽ” người dân Ấn Độ trong cuộc chiến chống COVID-19.

Ông Triệu nói: “Chính phủ Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ chính phủ và nhân dân Ấn Độ trong việc chống lại đại dịch và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ những gì Ấn Độ cần. Phía Trung Quốc đang duy trì liên lạc với phía Ấn Độ về vấn đề này”.

Đây là bình luận đầu tiên từ Trung Quốc về đợt bùng phát COVID-19 lần thứ hai này ở Ấn Độ.

Bệnh viện ở Ấn Độ quá tải vì COVID-19 lây nhiễm quá nhanh.

Bệnh viện ở Ấn Độ quá tải vì COVID-19 lây nhiễm quá nhanh.

Bên cạnh đó, Anh và các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng sẵn sàng giúp đỡ Ấn Độ.

Cụ thể, theo BBC, lô hàng viện trợ đầu tiên rời Vương quốc Anh vào 26-4 và dự kiến sẽ đến Ấn Độ vào ngày 27-4. Bên cạnh đó, các lô viện trợ tiếp theo sẽ được chuyển tới Ấn Độ vào những tuần tới.

Gói hỗ trợ của chính phủ Anh bao gồm 495 máy tạo oxy. Loại máy này có thể lấy oxy trực tiếp từ không khí nếu hệ thống oxy của bệnh viện cạn kiệt. Bên cạnh đó, lô viện trợ chuyển tới Ấn Độ cũng có 120 máy thở không xâm lấn và 20 máy thở thủ công.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: "Chúng tôi sát cánh với Ấn Độ như một người bạn và đối tác trong suốt cuộc chiến chống lại COVID-19".

Đức sẽ sát cánh cùng Ấn Độ chống dịch và nước này đang chuẩn bị công tác cứu trợ khẩn cấp cho nước này.

Đức khẳng định sẽ sát cánh cùng Ấn Độ chống dịch và nước này đang chuẩn bị công tác cứu trợ khẩn cấp cho nước này.

Về phía Đức, theo người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel - ông Steffen Seibert, bà Merkel bày tỏ "sự cảm thông trước những nỗi đau khủng khiếp" mà đại dịch đã gây ra ở Ấn Độ và khẳng định Đức sẽ sát cánh cùng Ấn Độ chống dịch và nước này đang chuẩn bị công tác cứu trợ khẩn cấp cho nước này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng nhấn mạnh việc kề vai sát cánh cùng Ấn Độ. Ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp viện trợ”.

Tại Brussels, Ủy ban châu Âu cho biết họ cũng có kế hoạch gửi bình oxy và thuốc men tới Ấn Độ. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu đang "tổng hợp các nguồn lực để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu hỗ trợ của Ấn Độ".

Ngoài ra, Pakistan - quốc gia láng giềng có căng thẳng với Ấn Độ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng đã cung cấp thiết bị và vật tư y tế cho New Delhi. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đăng trên Twitter những lời cầu nguyện rằng mong Ấn Độ sẽ "phục hồi nhanh chóng". Bên cạnh đó, tổ chức từ thiện Abdul Sattar Edhi có trụ sở tại Pakistan cũng đã đề nghị gửi một đội 50 xe cứu thương và nhiều nhân viên cấp cứu đến Ấn Độ.

Trong khi đó nước láng giềng Bangladesh thông báo sẽ đóng cửa biên giới với Ấn Độ từ ngày 26-4 để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

  • Ba nguyên nhân dẫn đến "khủng hoảng COVID-19 không lối thoát" tại Ấn Độ

    13:16, 25/04/2021

  • Bộ Y tế chuẩn bị sẵn sàng với nguy cơ bùng dịch COVID-19 lần thứ 4

    10:34, 25/04/2021

  • 80% bệnh nhân COVID-19 về Việt Nam từ Campuchia mang biến thể Anh

    10:15, 25/04/2021

  • Vì sao Ấn Độ rơi vào khủng hoảng do làn sóng dịch Covid-19 mới?

    05:40, 24/04/2021

  • Nghệ An: Phê duyệt kế hoạch triển khai tiêm vaccine COVID -19

    00:00, 23/04/2021

  • COVID-19: Thế giới lây lan kỷ lục, Việt Nam nguy cơ bùng phát cao!

    06:50, 22/04/2021

MINH CHÂU