Khống chế dịch COVID-19: “Nấn ná” một ngày, thiệt hại tăng theo cấp số nhân
Chúng ta phải khống chế dịch bệnh COVID-19 nhanh nhất, nếu “nấn ná” chậm một ngày là khó khăn và thiệt hại sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) chia sẻ tại phiên thảo luận tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng 6 tháng cuối năm và giải pháp phòng chống COVID-19, ngày 25/7.
Đánh giá tình hình 6 tháng cuối năm 2021 và thời gian tới, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng rất khó khăn. Mặc dù các chủ trương, giải pháp Chính phủ đề ra tương đối đầy đủ, toàn diện; ttuy nhiên, đại biểu Trần Văn Lâm cũng đề xuất thêm một số vấn đề.
Thất bại trước đại dịch là thất bại toàn diện
Thứ nhất, phải khống chế được dịch bệnh COVID-19 nhanh nhất, “nấn ná” chậm một ngày là khó khăn và thiệt hại sẽ tăng lên theo cấp số nhân. “Thất bại trước dịch bệnh thất bại toàn diện, còn vượt qua được thì mới có cơ hội để làm những việc khác. Do đó, Quốc hội tuyệt đối tin tưởng giao cho Chính phủ toàn quyền để ưu tiên chống dịch và mong chờ vào sự mạnh mẽ quyết đáp của Chính phủ ”, đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ.
Thứ hai, tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, đây là nền tảng để thực hiện các chính sách, giải pháp để thúc đẩy cũng như giữ vững thành quả tăng trưởng nhanh, bền vững. Cùng với các giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật kinh tế thị trường và thực thi hiệu quả thì cần chú trọng tốt các chính sách về xã hội, môi trường, đặc biệt là an dân bằng lao động và việc làm, cuộc sống sinh kế của người dân, như người lao động tự do, công nhân trong các khu công nghiệp để không ai bị bỏ lại phía sau, kể cả trong và sau dịch bệnh.
Thứ ba, cần đẩy mạnh toàn diện tái cơ cấu nền kinh tế, tình hình dịch bệnh đòi hỏi phải đẩy nhanh nhưng cũng mở ra những cơ hội để thực hiện nhiệm vụ này. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động thích ứng trong điều kiện dịch bệnh. Các chuỗi cung ứng cần sắp xếp lại, các ngành, lĩnh vực cũng cần điều chỉnh, nhiều cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu bị giãn ra do đứt gãy bởi dịch bệnh cũng cần được nắm bắt.
“Chúng ta đang xây dựng quy hoạch quốc gia, các ngành, vùng, địa phương, đây là cơ hội để giải quyết căn bản vấn đề tái cơ cấu một cách hiệu quả ở các cấp với quy mô hợp lý”, đại biểu Trần Văn Lâm nhấn mạnh.
Kiến nghị Bộ GTVT xử lý dứt điểm 2 cây cầu
Trao đổi về vấn đề cụ thể tại địa phương, đại biểu Lâm đã gửi tới Quốc hội những kiến nghị của cử tri Bắc Giang về việc kéo dài từ nhiệm kỳ trước đến nay đối với một số cây cầu nằm trên địa bàn tỉnh.
Một là tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn. Đây là công trình BOT khai thác từ năm 2016 đến nay lượng xe lưu thông rất lớn, trong khi 2 cây cầu là Sương Giang và Như Nguyệt lại bị “thắt cổ chai” dẫn đến việc thường xuyên xảy ra ùn tắc, gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công trình và sự phát triển của địa phương.
Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ đã nhìn thấy vấn đề và nhất trí chủ trương mở rộng ngay cây cầu này để thực sự đạt tiêu chuẩn đường cao tốc. Nhà đầu tư BOT cũng rất mong muốn điều này, nếu giao cho nhà đầu tư BOT hiện tại làm thì việc đầu tư mở rộng thêm 2 cầu cũng không kéo dài thời gian thu phí do lưu lượng xe hiện nay đã vượt dự kiến rất lớn.
“Tuy nhiên, pháp luật quy định cụ thể trong trường hợp này đến nay chưa thực sự rõ ràng nên chưa thể triển khai. Cử tri Bắc Giang mong muốn Chính phủ sớm nghiên cứu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết vướng mắc trên”, đại biểu Trần Văn Lâm kiến nghị.
Hai là, cầu Cẩm Lý trên tuyến quốc lộ 37 nối Bắc Giang, Hải Dương và Quảng, đây là tuyến huyết lộ quan trọng liên kết vùng Đông Bắc. Theo phản ánh, đây là cây cầu còn lại duy nhất trên cả nước có đường sắt đi chung với đường bộ đến nay đã bị xuống cấp, từng xảy ra nhiều vụ tai nạn và thường xuyên ùn tắc giao thông.
“Cử tri yêu cầu làm cầu đường bộ tách riêng, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ghi nhận nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu triển khai. Do đó, đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải sớm giải quyết để tạo điều kiện cho sự phát triển của địa phương và vùng trong thời gian tới”, đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Tiết kiệm và chống lãng phí chưa được quan tâm đúng mực
19:54, 24/07/2021
Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu giữ chức Chủ tịch nước
17:02, 24/07/2021
Một số bộ, ngành có trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ
16:27, 24/07/2021
Quốc hội thống nhất Chính phủ áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch cấp bách
12:54, 24/07/2021
Chính phủ đề xuất chống dịch Covid-19 như trong điều kiện "tình trạng khẩn cấp"
11:20, 24/07/2021
Xây dựng nông thôn mới: Thay một chữ, đổi một đời
00:19, 24/07/2021
Xây dựng nông thôn mới tạo ra “bộ mặt mới” nông thôn
20:37, 23/07/2021
Hệ thống luật pháp phải phục vụ cuộc sống và kiến tạo phát triển
19:48, 23/07/2021
Việt Nam là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều
18:25, 23/07/2021
Bổ sung nội dung phòng, chống dịch COVID-19 vào Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất
12:54, 23/07/2021
Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới
09:39, 23/07/2021
“Không ai bị bỏ lại phía sau” là tinh thần xuyên suốt
16:05, 22/07/2021
Một số cơ quan lập dự toán không sát thực tế
15:22, 22/07/2021
Thủ tướng đề nghị Quốc hội giữ nguyên cơ cấu tổ chức Chính phủ
12:13, 22/07/2021