Đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì khi tiến hành giám sát
Đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiến hành giám sát trong việc dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động, linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn, bảo đảm báo cáo kết quả giám sát.
>>Quốc hội kiên trì đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, ngày 27/9.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy, năm 2022 là năm bản lề trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, trong đó, đã xác định rõ việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Mặc dù phải triển khai một khối lượng công việc rất lớn về xây dựng pháp luật, nhưng với ý chí quyết tâm cao và sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới phương thức làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã tham gia đầy đủ, có trách nhiệm vào hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát khác theo Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022, triển khai các hoạt động giám sát của Ủy ban Pháp luật bảo đảm tiến độ, được Lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan đánh giá là hiệu quả, chất lượng và thực chất.
Qua thực tiễn tham mưu, phục vụ triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức thực hiện Chương trình giám sát của Ủy ban Pháp luật năm 2022, Ủy ban Pháp luật nhận thấy tuy đã có nhiều cố gắng và có chuyển biến tích cực nhưng trong hoạt động của Ủy ban, Thường trực Ủy ban Pháp luật vẫn chưa khắc phục được sự thiếu cân đối giữa các hoạt động phục vụ công tác xây dựng pháp luật với hoạt động giám sát.
Việc phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp trong việc tham mưu, phục vụ các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong một số trường hợp còn chưa thật rõ ràng.
>>Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn
>>Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu
>>VCCI cần tổ chức nhóm kết nối đại biểu Quốc hội
Ngoài ra, việc mời chuyên gia tham gia các tổ giúp việc còn có khó khăn, do số lượng chuyên gia ít trong khi nhiều tổ lại hoạt động trong cùng thời điểm; bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ đối với chuyên gia thấp nên khó thu hút được các chuyên gia giỏi.
Bên cạnh đó, còn tình trạng cơ quan chịu sự giám sát chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng báo cáo theo yêu cầu, chưa nghiêm túc thực hiện một số kiến nghị giám sát, yêu cầu tại các kết luận, nghị quyết về giám sát chuyên đề của các cơ quan của Quốc hội; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị giám sát cũng chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên...
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do khối lượng công việc thường xuyên được giao phụ trách của Ủy ban Pháp luật về xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng theo quy định của pháp luật, các nhiệm vụ, đề án, văn bản theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội tương đối nhiều.
Thường trực Ủy ban Pháp luật và Vụ Pháp luật có nhiều lúc ở trong tình trạng “quá tải”, đặc biệt khi có nhiều công việc phát sinh đột xuất (ngoài chương trình, kế hoạch)...
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giám sát những tháng cuối năm 2022 và Chương trình giám sát năm 2023, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy kiến nghị tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn tổ chức các hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động giám sát khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2022.
Quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thực hiện các giải pháp đổi mới được đề xuất tại Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát đã được Đảng đoàn Quốc hội phê duyệt và ban hành Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022 để thực hiện.
Đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiến hành giám sát trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động, linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn, bảo đảm chất lượng các kết luận và báo cáo kết quả giám sát.
Kết luận, kiến nghị giám sát phải tập trung vào các nội dung trọng tâm, sâu sắc, có tính thuyết phục và thực tiễn; chỉ rõ mặt được, chưa được và nguyên nhân, trách nhiệm đối với với các vấn đề tồn tại, hạn chế.
Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để khắc phục các bất cập, hạn chế gắn với trách nhiệm thực hiện và tiến độ hoàn thành cụ thể để có cơ sở kiểm tra, giám sát. Cần quan tâm hơn nữa đến công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách thức tổ chức và hoạt động của các đoàn công tác, tổ khảo sát bảo đảm gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả, tránh gấy phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị là đối tượng chịu sự giám sát...
Có thể bạn quan tâm
Quốc hội kiên trì đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát
09:43, 27/09/2022
Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn
09:23, 27/09/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu
09:00, 18/09/2022
Quốc hội lắng nghe “hơi thở” kinh doanh
14:12, 23/08/2022