Quy hoạch đậm nét và có chiều sâu cho lĩnh vực du lịch
Trong Quy hoạch tổng thể quốc gia vẫn có sự dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm khi xác định các sản phẩm du lịch chính của mỗi không gian phát triển du lịch theo vùng.
>>Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng
Trong 6 vùng không gian phát triển những sản phẩm du lịch chính được liệt kê gần như giống nhau. Đây là sự liệt kê, tổng hợp tất cả những sản phẩm du lịch hiện đang có của các vùng, chứ không phải là bản quy hoạch tổng thể và chưa xác định được đâu là sản phẩm du lịch chính nổi trội, đặc sắc của mỗi vùng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 7/1.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, khi xác định được sản phẩm du lịch chính thì mới có phương hướng, kế hoạch tập trung để đầu tư phát triển. Nếu cứ dàn trải, đầy đủ, đại biểu lo ngại sẽ rơi vào đầu tư manh mún, không có trọng tâm, trọng điểm, thiếu hiệu quả.
“Do đó, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại các khái niệm về sản phẩm du lịch, vẫn còn sự lẫn lộn trong khái niệm những sản phẩm được liệt kê như nghỉ cuối tuần, thư giãn cuối tuần, du lịch cuối tuần… không thực sự là khái niệm sản phẩm du lịch, không cùng loại với các sản phẩm du lịch khác như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) cho rằng, du lịch cần được quy hoạch đậm nét và có chiều sâu để tạo được lợi thế trong tương lai.
>>Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam
>>Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng
Việt Nam đang có lợi thế lớn về mọi mặt của du lịch, dư địa còn nhiều, do đó cần phải tạo được sự khác biệt để thu hút nhiều hơn du khách quốc tế và trong nước.
Ngoài ra, dự thảo có nêu định hướng thiết lập hành lang liên kết du lịch vùng Đông Nam Á và quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Đại biểu Trần Quang Minh nêu rõ, việc phối hợp để tạo nên những tour, tuyến hấp dẫn, đa dạng, phong phú giữa các vùng là điều rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có nguyên tắc cơ bản quy định cho liên kết các vùng du lịch trong nước làm cơ sở liên kết các vùng với các địa phương.
Đại biểu Trần Quang Minh cũng đề nghị cần xem xét các định hướng mang tính thực chất và khả thi hơn. Ví dụ như phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có đến 45 triệu đến 50 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ tiêu đưa ra trong 8 năm tới gấp 13 đến 15 lần hiện tại và gấp 3 lần so với thời điểm cao nhất.
“Đây là vấn đề khó khi năm 2022, Việt Nam là nước mở cửa du lịch gần như sớm nhất, tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân đạt rất cao nhưng chỉ đón được 3,5 triệu lượt khách. Cùng với đó, định hướng không còn hộ nghèo là vấn đề phi thực tế bởi chuẩn nghèo theo từng giai đoạn sẽ được nâng lên khi kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, thực tế có những hộ nghèo, bất khả kháng”, đại biểu Trần Quang Minh bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng
16:48, 05/01/2023
Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam
15:38, 05/01/2023
Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng
13:23, 05/01/2023
Kỳ vọng vào những quyết sách quan trọng tại kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội khóa XV
09:07, 05/01/2023