Năng suất chất lượng lao động chưa đột phá
Người lao động là lực lượng trực tiếp sản xuất, tạo ra của cải vật chất. Mặc dù đã có nhiều cơ chế, chính sách để tạo sự chuyển biến, nhưng năng suất và chất lượng lao động vẫn chưa thật sự đột phá.
>>Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 7/1.
Nêu ý kiến về năng suất lao động, đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp. Để trở thành quốc gia trở thành nước có thu nhập cao, Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động, trong đó không chỉ đầu tư về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo mà cần có định hướng phát triển nguồn nhân lực.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Năng suất châu Á thì năng suất lao động của Việt Nam vẫn thuộc nhóm thấp nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương thấp hơn Nhật Bản 11 lần, thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam chỉ bằng 1/5 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan.
Để thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra cũng như Chiến lược phát triển kinh tế đã hướng đến đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động ở mức cao hơn và tốc độ tăng bình quân ở mức tiệm cận 7% năm, trong khi mức tăng cao nhất thời gian qua chỉ khoảng 5,3 %/năm.
Đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho rằng, riêng năm 2022, 14/15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt mục tiêu kế hoạch được Quốc hội giao và đây là chỉ tiêu còn lại không đạt được mục tiêu của kế hoạch (khoảng 4,7 đến 5,2 % trong khi kế hoạch là 5,5%).
>>Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam
>>Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng
“Thực tế, nguồn nhân lực lao động ở nước ta trong bối cảnh hiện nay thì tỷ lệ tham gia lao động và tỷ lệ có việc làm không thể tăng nhiều so với giai đoạn trước đây, mặc dù chúng ta đang tận dụng thời kỳ dân số vàng và còn phải đối mặt với việc dân số già hóa dân số theo dự báo”, đại biểu Trần Thị Thanh Lam nói.
Mặt khác, những vấn đề tồn tại vì kỹ năng nghề, kỹ năng số, cơ sở dữ liệu, kết nối các thông tin vẫn chưa được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27% cho thấy, các yếu tố hỗ trợ tăng năng suất lao động cũng có tốc độ tăng nhưng rất chậm. Trong khi đây là nhiệm vụ rất quan trọng.
Dự thảo nghị quyết có đề cập về chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030 khoảng 6,5%. Tuy nhiên, nội dung này trong quy hoạch tổng thể của quốc gia rất mờ nhạt. Do vậy, đại biểu Trần Thị Thanh Lam đề nghị Chính phủ cần quan tâm cân nhắc thấu đáo cho nội dung này trong quy hoạch tổng thể quốc gia và có giải pháp căn cơ hơn để định hướng trong tổ chức thực hiện.
Trong đó, đáng chú ý không chỉ là vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, thay đổi mô hình đào tạo, phương thức đào tạo mà là cần có một chiến lược đột phá, phong trào cải thiện năng suất lao động mang tính quốc gia để thực sự y tế tăng trưởng, duy trì, phát triển, nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng
16:48, 05/01/2023
Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam
15:38, 05/01/2023
Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng
13:23, 05/01/2023
Kỳ vọng vào những quyết sách quan trọng tại kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội khóa XV
09:07, 05/01/2023