MỞ CỬA DU LỊCH: Linh hoạt - an toàn - hiệu quả
Việt Nam đã "mở cửa" với khách quốc tế, nhưng đến thời điểm này, các doanh nghiệp đang... chờ sự chỉ đạo nhất quán và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương liên quan.
>>>MỞ CỬA DU LỊCH: Doanh nghiệp "ngóng" hướng dẫn chính thức
Theo dõi nhiều diễn đàn và hội nghị, đặc biệt là Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 11/03/2022 – một diễn đàn gây được tiếng vang lớn, tôi thấy các ý kiến tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan tới: Đảm bảo an toàn trong việc phòng chống dịch, công nhận hộ chiếu vắc-xin và miễn giảm thủ tục thị thực (visa) cho khách du lịch quốc tế, sự sẵn sàng về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực phục vụ khách du lịch, thị trường khách và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, các đường bay quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch...
Và trở lực lớn nhất là quy định của Bộ Y tế về yêu cầu du khách ở lại cơ sở lưu trú trong vòng 72 giờ sau khi nhập cảnh, trong đó 24 giờ đầu là bắt buộc.
Từ quan điểm của một người làm nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch của Việt Nam và các quốc gia, tôi muốn cung cấp thêm một góc nhìn khác về vấn đề mở cửa lại du lịch quốc tế của Việt Nam vào ngày hôm nay: 15/3/2022.
Ở góc độ CẦU du lịch, mặc dù theo các báo cáo liên quan, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam của du khách quốc tế tăng hơn 75% từ tháng 12/2021 đến nay (theo Google Destination Insights) điều này cũng không đồng nghĩa với việc khi chúng ta mở cửa du lịch vào ngày 15 tháng 3 này sẽ có một lượng khách quốc tế lớn ồ ạt đến Việt Nam. Thông thường thời vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tập trung hàng năm vào tháng 10 năm trước cho đến tháng 3 năm sau, trong đó cao điểm nhất là vào tháng 11, 12.
Việc du lịch Việt Nam mở cửa du lịch Việt Nam từ ngày 15/3 đã bắt đầu vào mùa thấp điểm của du khách quốc tế. Nếu như trước đây, chúng ta có thể hướng tới thị trường khách du lịch Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) để bù lấp ở mùa thấp điểm thì hiện nay thị trường Trung Quốc còn đang đóng cửa, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc thì mới dần phục hồi.
Hơn thế nữa, khách du lịch quốc tế đi theo đoàn thường có xu hướng đặt dịch vụ từ rất sớm và rất lâu trước thời điểm đi du lịch, nên sẽ không có tình trạng bị quá tải về việc đón khách quốc tế trong thời gian mới mở cửa.
Ở góc độ CUNG du lịch, việc mở cửa hoạt du lịch quốc tế (và nội địa) là yêu cầu bức thiết cho việc “bình thường hóa” phát triển du lịch ở Việt Nam sau 2 năm đại dịch. Du lịch là ngành có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao.
Hai năm qua, du lịch bị ngưng trệ dẫn đến một loạt các chuỗi cung ứng dịch vu du lịch như nhà hàng, cơ sở lưu trú, giao thông vận tải – hàng không, vui chơi giải trí, mua sắm, nông ngư nghiệp... bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến bị “đứt gãy” tức thời hoặc dài hạn. Việc mở cửa hoạt động du lịch trở lại mới “cứu” cho ngành du lịch tránh bị sụp đổ và kéo theo một loạt các ngành, lĩnh vực khác sụp đổ theo.
>>>MỞ CỬA DU LỊCH: 11 vấn đề để du lịch cất cánh
Việc mở cửa du lịch đối với thị trường khách quốc tế phải đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, nhưng không được phân biệt đối xử với khách quốc tế. Như vậy, khi xác định mở cửa đón khách du lịch quốc tế chúng ta cũng cần phải xác định địa vị pháp lý của khách du lịch quốc tế bình đẳng như khách du lịch Việt Nam.
Điều này cũng phù hợp với quy định tại Điều 4, khoản 5 của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, có ghi rất rõ “Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng với khách du lịch”. Nếu chúng ta bắt họ cách ly như quy định theo đề xuất của Bộ Y tế sẽ là “trở lực” và rào cản rất lớn để ngành du lịch hiện thực hóa việc đón 5 triệu khách quốc tế trong năm nay.
Điều kiện để khách du lịch được đến Việt Nam của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra (có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ trước khi "xuất cảnh" và có chứng nhận tiêm vắc-xin đủ mũi hoặc chứng nhận đã khỏi bệnh, trong vòng 24 giờ đầu về thẳng nơi lưu trú, thực hiện xét nghiệm nCoV) đã được tham khảo dựa trên kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay virus nCoV đang có tốc độ lây lan mạnh ở Việt Nam hơn nhiều nước có thị trường khách chúng ta hướng tới. Khách quốc tế từ những thị trường này (đã được tiêm, xét nghiệm đầy đủ) vẫn sẽ đến du lịch Việt Nam mà không e ngại đại dịch, thì chúng ta cũng phải xác định họ không phải là “nguồn lây nguy hiểm”. Nếu có đã được khoanh vùng và dập dịch sớm. Bản thân virus nCoV cũng không có thị thực (visa) và hộ chiếu (passport), nên khách du lịch quốc tế cần được chào đón với những thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi nhất như đối với khách du lịch nội địa.
Du lịch Việt Nam mở cửa trở lại, những kỳ vọng rất lớn về sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch chỉ có thể thực hiện được khi có sự chỉ đạo nhất quán của Nhà nước và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Năm 2019 khi chưa có Covid-19, Việt Nam đón hơn 18 triệu khách nước ngoài. Dự kiến 2022, sau khi mở cửa, có khoảng 6 triệu khách sẽ đến nước ta.
Chúng ta cùng chờ đợi và hy vọng!
Có thể bạn quan tâm
MỞ CỬA DU LỊCH: Doanh nghiệp "ngóng" hướng dẫn chính thức
04:00, 14/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Cần nâng cao chất lượng lao động hơn
01:52, 13/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Nới lỏng toàn bộ nhưng phải có dự phòng đồng bộ
01:32, 13/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Bốn vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm
00:00, 13/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không kiến nghị về mở cửa du lịch
00:00, 13/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Chờ Chính phủ “khơi thông” chế độ visa khách quốc tế
00:00, 13/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Phát triển nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch
01:30, 12/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Sẵn sàng đón các chuyến bay quốc tế
01:00, 12/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
15:36, 11/03/2022
MỞ CỬA DU LỊCH: Hà Nội hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy du lịch
14:43, 11/03/2022