Quảng Nam mở rộng du lịch về phía Tây

TUẤN VỸ 23/04/2022 00:00

Với đề án phát triển du lịch xanh, tỉnh Quảng Nam đã mở rộng quy mô phát triển các vùng du lịch, tận dụng dư địa từ các địa phương phía Tây trong tương lai.

>>Khơi thông du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch tại các địa phương miền núi phía Tây Quảng Nam sẽ giúp người dân địa phương sẽ có cơ hội tiếp cận việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Doanh nghiệp tìm hướng tiếp cận

Phía Tây Quảng Nam, các địa phương miền núi vẫn có nguồn dư địa dồi dào để xây dựng sản phẩm du lịch. Việc phát triển du lịch dựa trên văn hóa bản địa cùng với du lịch xanh hứa hẹn sẽ mang lại một màu sắc mới thu hút du khách đối với địa phương.

Để có thể phát huy tiềm lực của các địa phương, tỉnh Quảng Nam cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển. Đồng thời, khắc phục hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngành nghề.

Bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FVG (đơn vị phát triển Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang) nhìn nhận đề án phát triển du lịch xanh, du lịch cộng đồng tại Quảng Nam đã mang đến góc nhìn thiện cảm, hiệu ứng tốt trong mắt khách du lịch. Theo bà Nhung, việc phát triển du lịch phía Tây Quảng Nam sẽ tạo ra các địa điểm du lịch mới, đồng thời bảo vệ môi trường và gìn giữ được văn hóa bản địa.

Nguồn dư địa du lịch dồi dào đang mang lại nhiều ưu thế cho tỉnh Quảng Nam, trong đó việc phát huy tiềm năng du lịch tại các huyện miền núi đang được địa phương tập trung, đôn đốc thực hiện.

Nguồn dư địa du lịch dồi dào đang mang lại nhiều ưu thế cho tỉnh Quảng Nam, trong đó việc phát huy tiềm năng du lịch tại các huyện miền núi đang được địa phương tập trung, đôn đốc thực hiện.

“Để tạo dựng được vùng du lịch sinh thái các đơn vị cần hỗ trợ nhau trong việc giới thiệu đến các điểm văn hóa bản địa. Ngoài ra, việc liên kết với các tổ chức phi chính phủ, các dự án du lịch khách là cần thiết để thu hút thêm lượng khách đến trải nghiệm. Rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, văn hóa bản địa,... là các yếu tố thu hút du khách và Cổng trời Đông Giang đang tận dụng các yêu tố đó để phát triển du lịch tại miền núi Quảng Nam. Tuy vậy, địa phương cần sớm sửa chữa các tuyến đường dẫn để “kéo” khách đến các địa phương tham quan, nghỉ dưỡng”, bà Nhung nhận định.

Ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Vận tải và Du lịch Vitraco cho rằng tiềm năng phát triển du lịch miền núi Quảng Nam là rất lớn, điển hình đã có các doanh nghiệp đến phát triển các dự án du lịch quy mô. Theo ông Tùng, tỉnh Quảng Nam cần tập trung đầu tư mở rộng hệ thống giao thông tạo thuận lợi cho việc di chuyển của khách du lịch.

“Du lịch sinh thái phía Tây Quảng Nam là điểm đến chiến lược của địa phương. Sau đại dịch tâm lý du khách còn e ngại khi đến với Quảng Nam – Đà Nẵng nên địa phương cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền điểm đến du lịch an toàn – du lịch xanh để tạo điểm nhấn. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng cần hỗ trợ cơ chế cho các doanh nghiệp, sớm hoàn thiện cửa khẩu  Đắc Ốc thành cửa khẩu quốc tế đúng nghĩa để đưa khách từ các nước bạn lân cận sang”, ông Tùng đề xuất.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách

Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam cho biết Quảng Nam có nhiều lợi thế  về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa, lịch sử để phát triển du lịch. Ngoài ra, ưu thế hơn nữa là vùng miền núi phía Tây rất đặc biệt bởi những giá trị cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, văn hóa bản địa độc đáo đa dạng.

“Với tiềm năng lợi thế như vậy thì hầu hết các địa phương miền núi đều mong muốn tập trung đầu tư và phát huy tối đa lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy hoạch, đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Đồng thời, tỉnh sẽ có những chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch vùng phía Tây của tỉnh phù hợp hơn trong tình hình mới theo hướng xanh, bền vững, gắn với lợi ích của cộng đồng”, ông Nguyễn Thanh Hồng cho biết.

a

Tỉnh Quảng Nam chú trọng xây dựng sản phẩm theo tiềm năng lợi thế của từng địa phương để tạo ra chuỗi sản phẩm liên hoàn nhằm giữ chân được du khách.

Theo ông Hồng, từ năm 2021 tỉnh Quảng Nam đã có bước chuyển hướng đầu tư phát triển du lich xanh và xem đây là kim chỉ nam cho sự phục hồi và phát triển ngành du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng bới dịch bệnh COVID-19. Đối với các nội dung hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp của từng điểm du lịch được hỗ trợ theo lộ trình trong năm 2019 – 2020, đã có hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch - hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch - hỗ trợ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch - hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

“Địa phương tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị đặc trưng của các làng nghề truyền thống…để phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái, thể thao mạo hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,… Về mối liên kết giữa các địa phương thì chắc chắn sẽ là vấn đề được tỉnh rất quan tâm bởi xây dựng sản phẩm theo tiềm năng lợi thế của từng địa phương để tạo ra chuỗi sản phẩm liên hoàn thì mới giữ chân được du khách. Chắc chắn vài năm tới tại vùng miền núi phía Tây của tỉnh sẽ có vài mô hình du lịch xanh ra đời phục vụ du khách”, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Nam thông tin.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam hướng tới phát triển du lịch xanh

    Quảng Nam hướng tới phát triển du lịch xanh

    04:00, 21/04/2022

  • Quảng Nam: Dự án du lịch 2600 tỷ sắp được đưa vào sử dụng

    Quảng Nam: Dự án du lịch 2600 tỷ sắp được đưa vào sử dụng

    01:00, 15/04/2022

  • Quảng Nam: Công nghiệp và du lịch phục hồi ấn tượng, GRDP tăng 11,24%

    Quảng Nam: Công nghiệp và du lịch phục hồi ấn tượng, GRDP tăng 11,24%

    14:44, 07/04/2022

TUẤN VỸ