Tín hiệu tích cực của du lịch Hà Nội qua những con số

MINH CHÂU 28/07/2022 01:00

Sau khi mở cửa lại hoạt động, 7 tháng năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 10,62 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

>>Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch

Ngay sau khi mở cửa du lịch trở lại, ngành du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều các sản phẩm du lịch để tập trung thu hút khách.

Ngay sau khi mở cửa du lịch trở lại, ngành du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều các sản phẩm du lịch để tập trung thu hút khách.

Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cho biết, tháng 7/2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 1,94 triệu lượt khách (tháng 7/2021 đạt 17 nghìn lượt khách). Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt 1,8 triệu lượt khách; khách du lịch quốc tế ước đón khoảng 141 nghìn lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 6,15 nghìn tỷ đồng.

Dự kiến, 7 tháng đầu năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 10,62 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 425,9 nghìn lượt khách, khách du lịch nội địa ước đạt 10,2 triệu lượt khách, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, theo Sở Du lịch Thành phố Hà Nội, tính đến tháng 7/2022, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt khoảng 41.7%, giảm 1.2 % so với tháng 6/2022 và tăng 17.8 % so với cùng kỳ năm 2021; ước 7 tháng đầu năm 2022 công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt khoảng 31.7%, tăng 7.8% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện trên địa bàn Hà Nội có 26 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 34 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 8 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm.

>>Doanh nghiệp du lịch trở lại "đường đua"

Ngay sau khi mở cửa du lịch trở lại, ngành du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều các sản phẩm du lịch để tập trung thu hút khách như: Tour du lịch Đêm thiêng liêng của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, Chương trình Chợ phiên vùng cao phía Bắc của Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Chuỗi hoạt động Ocean Festival tại Công viên thiên đường Bảo Sơn, Chuỗi sản phẩm: Khám phá Đông Nam Á của Bảo tàng Dân tộc học, Tour xe bus 2 tầng – Hanoi City Tour khám phá phố phường Hà Nội, Tour đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”; tour xe đạp khám phá nhiều cung đường mới trong nội thành và ngoại thành Hà Nội; khai thác trở lại tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”; tour “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”…

ngành du lịch Thủ đô sẽ khuyến khích, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển các sản phẩm theo từng vùng và thế mạnh của địa phương.

Ngành du lịch Thủ đô sẽ khuyến khích, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển các sản phẩm theo từng vùng và thế mạnh của địa phương.

Thời gian tới, theo Sở Du lịch Hà Nội, đơn vị này sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị lữ hành, điểm đến xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo tập trung vào các sản phẩm thể mạnh của thành phố như du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Đồng thời, tổ chức chương trình khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố khảo sát các sản phẩm du lịch các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nam Bộ, Tây Nguyên….

Đặc biệt, đại diện Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cho hay, ngành du lịch Thủ đô sẽ khuyến khích, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển các sản phẩm theo từng vùng và thế mạnh của địa phương như sản phẩm du lịch mạo hiểm, bay khinh khí cầu ở Ba Vì, bay dù lượn ở Chương Mỹ gắn với đối tượng khách du lịch trẻ, năng động thích trải nghiêm khám phá; triển khai các hoạt động du lịch du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch homestay tại khu vực Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, sản phẩm du lịch mua sắm ở khu vực Đông Anh - Sóc Sơn, sản phẩm du lịch văn hóa đêm, ẩm thực tại khu vực phố cổ.

Để lan tỏa hình ảnh du lịch Hà Nội đến với các thị trường quốc tế, theo kế hoạch Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cũng sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và kênh CNN quốc tế. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá thông qua các chương trình FM du lịch Hà Nội, trang website, nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook...). Sản xuất phim, clip, poster card với nhiều ngôn ngữ về du lịch Hà Nội an toàn, hấp dẫn đăng tải, phát hành tại sân bay Nội Bài, màn hình led, quầy hỗ trợ thông tin du lịch, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành...

Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, để tiếp tục duy trì vị thế điểm sáng du lịch Việt Nam, ngành Du lịch Thủ đô cần triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến tại các thị trường trọng điểm ngay từ đầu năm, huy động nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt là phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

"Hiện công ty đã có kế hoạch phối hợp với một số cơ sở đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội trong việc đào tạo sinh viên hướng tới một số tuyến, điểm nhất định thay vì nhiều tuyến nhưng không chuyên sâu" - ông Phùng Quang Thắng cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch

    03:00, 27/07/2022

  • “Điểm nghẽn” du lịch xanh Quảng Nam

    20:00, 26/07/2022

  • Du lịch an toàn Trải nghiệm trọn vẹn

    16:05, 26/07/2022

  • Cuộc Cách mạng mới ngành du lịch

    13:41, 26/07/2022

  • Du lịch cần tạo đột phá để thu hút khách quốc tế

    02:00, 26/07/2022

MINH CHÂU