Du lịch Đà Nẵng vẫn chờ khách quốc tế

TUẤN VỸ 13/01/2023 04:00

Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã tái thiết hoạt động phục vụ khách du lịch, trong đó cũng sẵn sàng công tác đón tiếp khách Trung Quốc sau khi quốc gia này mở cửa.

>>Biện pháp góp phần thực hiện phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050

Trước thông tin Trung Quốc nới lỏng quy định phòng Covid-19, nhiều đơn vị trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã có động thái chuẩn bị đón nguồn khách lớn này trở lại. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch cũng đã có sự chuẩn bị, đầu tư nhất định về sản phẩm dịch vụ cũng như công tác phòng, chống dịch.

Theo nhận định, lượng khách du lịch trong thời gian tới đa phần sẽ chuyển qua đi lẻ, theo gia đình. Do đó, hệ sinh thái cho tour giá rẻ sẽ giảm đi đáng kể và các doanh nghiệp lữ hành đang chuyển hướng tạo nhiều hoạt động, trải nghiệm, chất lượng hơn cho du khách thay vì đánh vào giá cả.

Hiện tại, Đà Nẵng vẫn chờ các thị trường khách du lịch quốc tế quay trở lại để lấp đầy các cơ sở lưu trú.

Hiện tại, Đà Nẵng vẫn chờ các thị trường khách du lịch quốc tế quay trở lại để lấp đầy các cơ sở lưu trú.

Bà Trần Thị Tâm, một chủ nhà hàng chuyên phục vụ khách tiếng Hoa cho hay hiện nhà hàng đang liên hệ lại với các đầu bếp chuyên ẩm thực món Trung để sẵn sàng nguồn nhân lực đón dòng khách này. Tuy nhiên, người này cũng bày tỏ lo lắng về nhu cầu của khách du lịch sau một thời gian dài phải ở nhà vì dịch bệnh.

“Gần 3 năm qua không đón khách nên bên cạnh sự chờ mong thì tôi cũng có một chút lo lắng, không biết khi mở cửa trở lại dòng khách này có gì mới hay không, có thay đổi gì trong nhu cầu hay không?”, bà Tâm nói.

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, về cơ bản nếu Đà Nẵng đón dòng khách Trung thì chỉ chuẩn bị thêm về khâu ẩm thực và đào tạo nghề cho lao động là chính. Đối với các vấn đề khác như cơ sở hạ tầng, dịch vụ,..., thì cơ bản không có gì khác biệt.

Cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại Đà Nẵng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại Đà Nẵng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch.

Phần lớn, các đơn vị lưu trú đã sẵn sàng đón khách. Hiện tại, TP. Đà Nẵng cơ sở lưu trú nhiều, nên cần có khách quốc tế và khách Hàn Quốc nên chưa thể lấp đầy, cần thêm nguồn khách để làm công suất phòng lưu trú ở Đà Nẵng tăng lên.

Ông Nguyễn Minh Xoang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần lữ hành quốc tế Hải Vân Cát cho hay đơn vị đang có sự chuẩn bị trở lại để đón dòng khách này. Trong đó, hướng dẫn viên, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển,…cũng đã sẵn sàng.

“Thị trường Trung Quốc là thị trường quốc tế mở cửa sau cùng nhất, chúng tôi đang xem xét cùng đối tác để lên kế hoạch sẽ mở các đường bay thuê chuyến vào khoảng giữa tháng 3/2023”, ông Xoang cho biết.

Trong khi đó, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho rằng thị trường khách quốc tế năm 2023 dẫn đầu tại Đà Nẵng vẫn sẽ là khách Hàn Quốc. Theo ông Dũng, mặc dù Trung Quốc mở cửa từ ngày 8/1, nhưng sẽ có độ trễ từ 3 đến 6 tháng.

“Sớm nhất là tháng 3, tháng 4, khách Trung Quốc sẽ trở lại Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng. Đây là thị trường rất lớn của Đà Nẵng và những cơ sở, sản phẩm hiện tại vẫn đáp ứng với nguồn khách này”, ông Dũng nhìn nhận.

Nhiều cơ sở kinh doanh bị bỏ hoang vì thiếu hụt nguồn khách.

Nhiều cơ sở kinh doanh bị bỏ hoang vì thiếu hụt nguồn khách.

Ngoài khách Trung Quốc, Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng vào các thị trường khách Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ… Vì vậy, cộng đông doanh nghiệp không chỉ lo đón khách Trung Quốc mà còn chuẩn bị các sản phẩm để xúc tiến các thị trường khác.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho rằng việc có những tín hiệu tích cực về thị trường khách du lịch Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy khôi phục du lịch thành phố trong thời gian sắp tới. Từ đó, ngành du lịch địa phương sẽ chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực trong việc phục vụ các thị trường trọng điểm khách quốc tế trong đó có khách Trung Quốc.

Tại kế hoạch của năm 2023, Đà Nẵng phấn đấu số lượng khách lưu trú phục vụ tăng 15%-20% so với năm 2022. Để làm được việc đó, địa phương này sẽ thúc đẩy phát triển và quảng bá các nhóm sản phẩm có lợi thế, làm mới các sản phẩm phù hợp nhu cầu xu hướng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.

Trong đó theo thứ tự ưu tiên với 3 nhóm sản phẩm gồm sản phẩm đặc trưng (du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp - gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch đô thị gắn với mua sắm, vui chơi giải trí và du lịch MICE, golf, sự kiện, lễ hội mang tầm quốc tế; du lịch văn hoá, lịch sử; du lịch sinh thái), sản phẩm chính (du lịch đêm, du lịch đường thủy, du lịch ẩm thực, du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp nông thôn) và sản phẩm bổ trợ (gồm du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe; du lịch cưới; du lịch giáo dục).

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam: Bảo vệ rạn san hô để phát triển du lịch

    Quảng Nam: Bảo vệ rạn san hô để phát triển du lịch

    07:02, 11/01/2023

  • Đà Nẵng: Phát triển đường thủy nội địa gắn với du lịch

    Đà Nẵng: Phát triển đường thủy nội địa gắn với du lịch

    03:00, 11/01/2023

TUẤN VỸ