Cơ hội nào cho phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam?
Du lịch Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng để phát triển du lịch xanh, vậy bài toán nào cho sự phát triển du lịch bền vững?
>>Hưng Yên: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch
Tạo hướng đi khác biệt
TS Lê Đình Tân – Trưởng Khoa Du lịch, Đại học Công Đoàn nhận định, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hóa. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một trong số các ngành phát triển kinh tế quốc gia là một cơ hội phát triển cho đất nước. Nếu tư duy tư tưởng "đại dương xanh" với cách tiếp cận linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển song song với một số địa phương có tiềm năng phù hợp phát triển du lịch trở thành kinh tế chủ yếu, trong khi đó các địa phương khác vẫn tiếp tục phát triển kinh tế sản xuất.
Theo TS Lê Đình Tân, sự chậm phát triển của du lịch Việt Nam trong rất nhiều năm được chỉ ra chủ yếu do sự thiếu đầu tư vào áp dụng khoa học công nghệ. Nhưng thông qua nghiên cứu những thuyết “đại dương xanh” trực tiếp chúng ta thay đổi ngay trong tư duy về việc hoàn toàn có thể phát triển du lịch bền vững. Và du lịch Việt Nam có thể đi sau nhiều cường quốc, nhưng những cơ hội vàng cho việc hình thành nên các sản phẩm giá trị đặc trưng của các điểm đến cũng có thể là một thế mạnh mà chính các cường quốc du lịch sẽ không bao giờ có được.
Cụ thể, chúng ta không nhất thiết phải tiến hành tuần tự một mô hình phát triển quốc gia từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa để đi tới kinh tế thị trường. Chúng ta có thể tìm thấy những hướng đi khác biệt cho du lịch bằng cách tạo ra các giá trị mới không bị chế định hay phụ thuộc vào trình độ sản xuất quốc gia, truyền thông cũng như nền kinh tế sản xuất của đất nước.
Tại nhiều địa phương việc quy hoạch đều có song chỉ dừng lại ở quy hoạch cấp địa phương và triển khai chủ yếu trong nội bộ địa phương ít đề cập tới sự kết nối phát triển với các địa phương khác. Một số đề án quy hoạch du lịch cấp quốc gia được đưa ra xong lại chưa có tính liên kết giữa các địa phương và cần có sự tham gia nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu để từng bước phát triển.
Ví dụ quy hoạch phát triển du lịch hồ Hòa Bình được xây dựng để khai thác tiềm năng du lịch của một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, được chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Nhưng thực tế chưa có sự kết nối giữa các tỉnh lân cận, thậm chí trong nội tỉnh Hòa Bình cũng không thể hiện được sự liên kết giữa các địa phương để khai thác du lịch.
Mặc dù đã được quy hoạch phát triển nhưng tính liên kết vùng trong phát triển du lịch đang tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập. Thực tế du lịch khu vực Tây Bắc đang thiếu sự nâng cấp về mặt trải nghiệm du lịch du khách. Đến tỉnh nào trong khu vực cũng trải nghiệm dịch vụ lưu trú, ăn uống hay dịch vụ bổ sung khác về cơ bản là khá tương đồng nhau. Do đó, một số địa phương đã có thế mạnh về du lịch như Sơn La sẽ luôn là điểm thu hút khách đến trong khi đó nếu tạo ra sự nâng cấp về trải nghiệm. Mỗi tỉnh mỗi đặc thù khác nhau, từ Hòa Bình tới Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai thì hoàn toàn có thể phát triển một tuyến du lịch hấp dẫn bật nhất Việt Nam.
Phần lớn các sản phẩm du lịch hiện nay của Việt Nam nhìn chung được phát triển theo tư duy truyền thống tức là bán những thứ mình có, đơn thuần là việc khai thác một cách thô tài nguyên du lịch để phát triển kinh tế. Một phần nguyên nhân có thể do tài nguyên quá là dạng phong phú của du lịch Việt Nam, song cũng phản ánh hai vấn đề có thể tồn tại: Một là doanh nghiệp địa phương không đủ khả năng tạo ra sản phẩm mới; Hai là không có khả năng tạo ra các xu hướng du lịch mới.
Hai trường hợp này sẽ là điều đáng báo động cho sự phát triển du lịch nước nhà vì tài nguyên phong phú thế nào cũng sẽ đến thời điểm cạn kiệt. Thị hiếu khách hàng quá chán với các tài nguyên đã khai thác do đó được thay đổi tư duy để tạo ra các sản phẩm mới hay có thể hiểu du lịch mới là yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp địa phương hoạt động du lịch
Giải pháp cho hướng đi bền vững
Các xu hướng du lịch mới và các sản phẩm du lịch mới bên cạnh thúc đẩy sự phát triển du lịch còn giúp khắc phục tính mùa vụ trong du lịch tại một số địa phương, đặc biệt là tại miền Bắc Việt Nam. Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch mới để thu hút khách vào những thời điểm ngoài mùa vụ du lịch chính là sẽ làm hạn chế các tác động của tính thời vụ trong du lịch. Đặc biệt, xu hướng du lịch ngắn ngày theo nhóm nhỏ gia đình hay du lịch trải nghiệm dài ngày theo xu hướng mới chính là cơ hội để khai thác.
Theo TS Lê Đình Tân, khắc phục tính mua vụ cần tạo ra một hệ thống quan điểm chung nhất quán mang lại lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và tạo ra những quy chuẩn giá trị chung, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.
“Các cơ sở đào tạo tại miền Bắc và miền Nam, trong nước và nước ngoài, nhà trường và các doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình đào tạo trao đổi sinh viên để người học có cơ hội tiếp cận và mở rộng không gian tri thức văn hóa. Đồng thời cũng tham gia vào mạng lưới kết nối giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để gia tăng trải nghiệm hoạt động tại các doanh nghiệp ở các địa phương.Khác sự thay đổi về tư duy đào tạo nhân sự và sử dụng nhân sự cũng là một hướng đi mới trong điều kiện hiện nay để đảm bảo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao” – TS Lê Đình Tân khẳng định.
Sản phẩm du lịch phong phú, dịch vụ và chất lượng nhân sự du lịch tốt là tiền đề để phát triển du lịch. Mặc dù vậy, để tiếp cận được các thế mạnh đó thì marketing đóng vai trò là cầu nối quan trọng. Phương thức truyền thông truyền thống được triển khai đã mang lại những hiệu quả nhất định trong sự phát triển chung của du lịch. Song trước cơ hội mới để phát triển trong bối cảnh toàn cầu, hoạt động truyền thông du lịch rất cần được thay đổi, có những hướng đi mới để thoát khỏi những chuyện tranh truyền thống.
TS Lê Đình Tân nhấn mạnh: “Chúng ta cần áp dụng hoạt động truyền thông hướng tới tổ chức doanh nghiệp tới việc tạo ra những giá trị lớn hơn cho khách hàng dựa trên sự không gia tăng về chi phí. Để làm được điều đó tư duy về cách tiếp thị sản phẩm, tiếp cận khách hàng cũng cần khác đi so với hoạt động truyền thông mà hầu hết các doanh nghiệp đang triển khai hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm