Ghi danh thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
>>Bảo tồn và phát triển di sản làng nghề Việt Nam
Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) khẳng định, những nét độc đáo mang bản sắc riêng của văn hoá Việt Nam chính là "thỏi nam châm" hút du khách thế giới. Văn hóa là nét đặc trưng, tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, mỗi điểm đến và chính là điểm hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Du lịch văn hóa gắn với các giá trị di sản văn hóa đã, đang và sẽ luôn là nhu cầu, xu hướng của các thị trường khách du lịch.
Thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo đó, 14 di sản ở các tỉnh, thành phố được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, gồm:
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, huyện Mường Lát, huyện Quan Hóa, huyện Quan Sơn, huyện Bá Thước, huyện Lang Chánh, huyện Ngọc Lặc, huyện Thường Xuân, huyện Như Xuân, huyện Như Thanh, huyện Cẩm Thuỷ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa;
Nghề thủ công truyền thống Nghề làm muối ớt Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo, huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị;
Lễ hội truyền thống Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na, huyện Kon Rẫy, huyện Đăk Hà, huyện Sa Thày, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum;
Tri thức dân gian Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương, xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;
Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết trung thu ở Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam;
Lễ hội truyền thống Lễ hội Nghinh Ông, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Chèo, tỉnh Thái Bình; Lễ hội truyền thống Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
Lễ hội truyền thống Lễ hội chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn;
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;
Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn cọi của người Tày, xã Yên Thổ, xã Nam Quang, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng;
Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp chính quyền nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
>>TRÒ CHUYỆN CUỐI NĂM: Tôn trọng di sản để phát triển du lịch
Bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch
Theo đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch cho rằng, để bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch, các cấp có thẩm quyền cần đặt người dân vào vị trí trung tâm, được hưởng lợi từ di sản, tham gia vào các hoạt động bảo tồn, khai thác du lịch, trở thành một phần của di sản thì họ mới gắn bó máu thịt và đồng hành cùng với di sản.
Bên cạnh đó, để phát triển du lịch di sản một cách hiệu quả và bền vững ở các khu vực di sản, các nhà quản lý di sản cũng cần phải chú ý đến một số nội dung như: Nghiên cứu, đánh giá các tác động của phát triển du lịch ở từng địa bàn, khu di sản cụ thể để có cách thức tổ chức và khai thác cho phù hợp, tránh những tác động không mong muốn gây tổn hại tới khu di sản.
Với góc độ yếu tố con người, khi xác định hướng đi “văn hóa gắn với du lịch”, người làm du lịch phải có một trình độ am hiểu nhất định để có thể tạo được những hiệu ứng từ các hoạt động biểu diễn, lưu lại được những giá trị và ấn tượng văn hóa trong lòng du khách, chứ không chỉ khai thác ánh sáng, âm thanh, mầu sắc đơn thuần...
"Điều quan trọng nhất tôi muốn chia sẻ với những con người đầy tâm huyết với du lịch, với văn hoá Việt Nam là hãy thổi hồn văn hoá vào du lịch, hãy khơi dậy và khai thác những di tích lịch sử, những truyền thuyết, những giá trị văn hóa nghệ thuật trở thành những sản phẩm du lịch, chương trình du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc ta." - ông Tuấn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện gìn giữ di sản: thắt chặt thêm mối quan hệ Việt - Pháp
22:53, 14/02/2023
Nâng tầm giá trị văn hóa, di sản
11:56, 26/01/2023
TRÒ CHUYỆN CUỐI NĂM: Tôn trọng di sản để phát triển du lịch
15:00, 19/01/2023
Bảo tồn và phát triển di sản làng nghề Việt Nam
00:00, 16/12/2022
Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển
19:35, 12/12/2022