Cơ hội để Việt Nam tham gia chiến lược phát triển du lịch quy mô toàn cầu
Ngành công nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của các nền kinh tế phát triển trên thế giới và không thể thiếu đối với sự phát triển của Việt Nam.
Dòng chảy 10.000 tỷ USD dành cho du lịch sẽ về đâu?
Theo con số dự báo, toàn ngành ngành du lịch thế giới năm 2023 ước đạt gần 10.000 tỷ USD, đến năm 2033 dự kiến du lịch toàn cầu đạt 15.500 tỷ USD, đây thực sự là một cơ hội lớn cho các quốc gia đang có chiến lược phát triển nền kinh tế du lịch trở thành mũi nhọn khi nhu cầu chi tiêu toàn cầu dành cho du lịch đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, dòng chảy tài chính này hiện chưa chính thức vào quốc gia nào, vì vậy, đây chính là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tham gia vào chiến lược phát triển du lịch với qui mô toàn cầu.
>>> Du lịch Việt Nam chưa có những sản phẩm đặc biệt, độc đáo
Muốn được như thế, chúng ta cần kết nối và hợp tác quốc tế để tham gia vào mạng lưới kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và cơ quan chính phủ để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành du lịch Việt Nam, từ đó thu hút nhiều hơn nữa đầu tư FDI vào ngành du lịch, cơ sở lưu trú hay hạ tầng giao thông là hết sức quan trọng. Để dành được thị phần, cạnh tranh trong khu vực và thế giới thì chúng ta cần tập trung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong điều hành, quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.
Cuộc cách mạng 4.0 đã phát triển bùng nổ, những công nghệ mới, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, Big Data hay Metaverse cần được ứng dụng và khai thác tiềm năng để gia tăng trải nghiệm của khách du lịch kết nối với các điểm tham quan trước khi đến là một điểm rất quan trọng mà các doanh nghiệp, các khu du lịch cần hợp tác đầu tư, ứng dụng.
Đã từ lâu, ngành công nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của các nền kinh tế phát triển trên thế giới và không thể thiếu đối với sự phát triển của Việt Nam. Dải đất hình chữ S với những cảnh quan tuyệt đẹp, văn hóa đa dạng của 54 dân tộc với lịch sử hình thành và phát triển. Bên cạnh đó là nghệ thuật ẩm thực phong phú và con người thân thiện, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Điều này đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, công nhận trong thời gian qua.
>>> Nâng mục tiêu đón khách quốc tế, du lịch có kịp về đích?
Tuy nhiên, chúng ta đang đối mặt với những thách thức và cơ hội mới trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa. Vì vậy, chúng ta cần được trao đổi, thảo luận một cách cởi mở, tâm huyết và thẳng thắn để nhìn nhận, đánh giá những hạn chế, những thiếu sót và cần những giải pháp căn cơ đi cùng sự phối hợp chặt chẽ, mang tính cam kết cao và sự đồng hành của các ngành, của các địa phương, của từng đơn vị trong chuỗi giá trị công nghiệp du lịch Việt Nam.
Có như vậy mới tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đưa ngành Du lịch thành ngành công nghiệp phát triển, qua đó chú trọng để thúc đẩy các nguồn lực, thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở phục vụ du lịch, trong đó cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất phát triển, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, sân bay và bến cảng, đặc biết chuẩn bị tốt để khai thác lợi thế sân bay Long Thành trong tương lai rất gần.
>>> Tây Nguyên: Đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch lòng hồ
Rừng vàng - biển bạc
Về tiềm năng du lịch dựa trên sự ưu ái của thiên nhiên, tôi cho rằng: Thượng Đế đã ban tặng cho Việt Nam "rừng vàng, biển bạc, khí hậu ôn hoà, trong lành nên chúng ta có những thế mạnh để đầu tư phát triển các điểm đến du lịch. Cùng với đó, Việt Nam cần nâng cấp và phát triển các khu du lịch hiện hữu để khai thác một cách hiệu quả hơn, đồng thời đầu tư vào việc phát triển các điểm đến mới, bao gồm cả vùng nông thôn và miền núi, để tạo sự đa dạng, mang tính đặc trưng vùng miền. Khi đó, khách du lịch trong và ngoài nước có nhiều lựa chọn hơn khi đến, tận hưởng, yêu thích và quay trở lại Việt Nam. Nếu chúng ta có thể cải thiện lượng du khách quay lại đạt trên 50% thì đã là một bước phát triển vượt bậc.
Như vậy có thể thấy, để nâng cao chất lượng dịch vụ và trở nên hoàn hảo, phục vụ sự đa dạng, mang lại sự hài lòng của du khách thập phương thì việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự trong ngành du lịch là nhu cầu vô cùng quan trọng.
Trước đại dịch COVID-19 xảy ra, toàn ngành du lịch thiếu hụt khoảng 50.000 nhân sự chuyên nghiệp, sau đại dịch nhu cầu này trở nên bức thiết hơn vì nhiều nhân sự đã thay đổi nghề nghiệp, chuyển sang các ngành khác, hơn nữa, hiện tại khách quốc tế chưa phục hồi nên việc các nhân sự quay lại ngành du lịch là một thách thức rất lớn, cần tăng cường các kỹ năng ngôn ngữ và chất lượng về dịch vụ và quản lý du lịch.
Việc này cần sự tham gia của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan và các địa phương tăng cường đầu tư vào các chương trình huấn luyện đào tạo, có cơ chế chính sách phù hợp để người lao động yên tâm làm nghề, yêu nghề, gắn bó và phát triển nghề du lịch phát triển bền vững trong đó có bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên.
Hiện nay một số nhà đầu tư Hàn Quốc đang quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực theo đề án của Chính phủ ưu tiên phát triển Kinh tế Đêm, trong đó có vui chơi giải trí, thể thao có thưởng, các điểm biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, các sân golf hay các câu lạc bộ night club… Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ Đô Hà Nội là hai địa phương có lợi thế rất lớn để phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch quan trọng này, hi vọng các ngành, các địa phương, các cơ quan tạo điều kiện và xúc tiến đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp du lịch của Việt Nam để phát huy tiềm năng, lợi thế của đất nước chúng ta, góp phần cùng chính phủ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Du lịch Việt Nam chưa có những sản phẩm đặc biệt, độc đáo
02:00, 08/10/2023
Nâng mục tiêu đón khách quốc tế, du lịch có kịp về đích?
11:00, 06/10/2023
Gia Lai: Phát huy lợi thế để vực dậy ngành du lịch
00:10, 05/10/2023