Không sợ thiếu “vốn mồi” cho hạ tầng giao thông

Phan Nam 06/05/2018 05:21

Quốc hội cho phép TP HCM thí điểm cơ chế đặc thù đã gợi mở giải pháp thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trao quyền tự chủ cho các địa phương.

Hạ tầng giao thông khu Nam Sài Gòn.

Có thể bạn quan tâm

  • 2 dự án Metro tại TP HCM được điều chỉnh tổng vốn đầu tư?

    2 dự án Metro tại TP HCM được điều chỉnh tổng vốn đầu tư?

    03:05, 04/05/2018

  • TP HCM: Định hướng phát triển đô thị nhìn từ hạ tầng giao thông

    15:15, 02/05/2018

  • Vì sao phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị TP HCM?

    06:00, 09/04/2018

Năm 2018, TP HCM đặt mục tiêu áp dụng các cơ chế thí điểm, chính sách đặc thù phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Cụ thể, dự án đường vành đai 3 – TP HCM sẽ được nghiên cứu triển khai theo các cơ chế thí điểm, chính sách đặc thù của Nghị quyết số 54/2017.

Theo Nghị quyết số 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM: Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương trên địa bàn, cho phép thành phố sử dụng ngân sách của thành phố. Các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của thành phố, vay trong phạm vi quy định lên tới 90% số thu ngân sách thành phố hoặc huy động theo phương thức đối tác công - tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án.

Thực chất của quy định trên là trao quyền tự chủ cho TP. Bởi TP được chủ động trong việc huy động nguồn lực tài chính thông qua một số khoản vay, trong khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước do UBND thành phố quản lý để đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có hạ tầng giao thông đô thị, giảm ngập nước. Ngoài ra, TP được chủ động trong việc sử dụng ngân sách, các nguồn lực tài chính khác hoặc huy động theo phương thức đối tác công - tư PPP để sớm đầu tư dự án.

Trên thực tế, trước TP HCM, Quảng Ninh là địa phương đi đầu cả nước và rất thành công trong việc sử dụng ngân sách địa phương, ứng vốn cho trung ương để cải tạo, nâng cấp, xây dựng quốc lộ và cũng là tỉnh đầu tiên được trung ương giao làm chủ đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc.

Theo ông Vũ Văn Khánh, Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh, tự chủ và sử dụng hiệu quả “vốn mồi” là “chìa khoá” để hàng loạt các dự án lớn như Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, sân bay Vân Đồn, cảng biển du lịch quốc tế Bãi Cháy... Tất các các dự án này đều được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Nghị quyết số 54/2017 kỳ vọng có thể sẽ tạo ra một cú hích một cơ chế đột phá trong việc huy động đầu tư theo phương thức PPP để phát triển hạ tầng giao thông. Không riêng TP HCM, rất nhiều địa phương khác cũng đang rất cần nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông.

Đã có 18/63 địa phương đăng ký danh mục dự án PPP dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 với tổng số 598 dự án. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án PPP là hơn 254.054 tỷ đồng (vốn NSNN dự kiến hơn 16.863 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư dự kiến hơn 237.191 tỷ đồng).

Phan Nam