Tự khủng hoảng
Từ người học việc đến đối thủ vượt tầm, sự phát triển của nước bạn là đương nhiên có chăng chỉ trách chúng ta tự trói chân mình.
Thông thường mọi cuộc khủng hoảng đều xuất phát từ cạnh tranh, trong kinh tế đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, lớn hơn là cạnh tranh giữa các quốc gia, lớn hơn nữa là giữa các khu vực, các khối kinh tế với nhau. Nhưng có một loại khủng hoảng xuất phát từ nội bộ, đó là tự khủng hoảng.
Tự khủng hoảng vẫn không nằm ngoài nguyên tắc cạnh tranh nhưng đây là loại cạnh canh tự ta đánh mình, một loại cạnh tranh thụt lùi nhiều hơn tiến bộ. Việt Nam được mệnh danh là cường quốc lúa gạo, xuất khẩu hiện đứng thứ 2 thế giới, nhưng giá thuộc nhóm đội sổ.
Chủ tịch một tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long từng kể câu chuyện, những năm trước, Campuchia còn sang Việt Nam nhờ chuyên gia cố vấn cách trồng lúa, phái đoàn đi giúp đỡ nước bạn lúc đó có giáo sư Võ Tòng Xuân - một chuyên gia hàng đầu về cây lúa.
Đến tại thời điểm này lúa gạo Campuchia trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Việt Nam. Và rồi đã xuất hiện câu hỏi đắng lòng: Lúa gạo Việt bao giờ sánh ngang Campuchia?
Từ người học việc đến đối thủ vượt tầm, sự phát triển của nước bạn là đương nhiên có chăng chỉ trách chúng ta tự trói chân mình. Cuộc khủng hoảng nông sản trong đó có lúa gạo phần lớn xuất phát từ chính chúng ta.
Một đất nước hàng đầu thế giới về lúa gạo, nói ngang đây nhiều người sẽ mường tượng đến một nền công nghệ lúa nước thượng thặng. Sức mạnh lúa gạo Việt chỉ nằm ở số lượng triệu tấn. Dùng số lượng và giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có bộ giống lua quốc gia. Gần hai chục năm “lãnh đạo” lúa gạo thế giới nhưng vẫn không thể nào điều khiển được giá cả, người nông dân bắt đầu “chán ruộng” vì nghèo, nhiều đồng bằng màu mỡ có nguy cơ bị xóa sổ.
Ai cạnh tranh không lành mạnh với lúa gạo Việt Nam? Chẳng ai cả, chỉ là do chúng ta tự bắn vào chân mình. Tôi ít thấy tự hào với mỹ từ cường quốc lúa gạo mỗi khi sách báo nhắc đến, điều đó được coi là đương nhiên với một quốc gia 4.000 năm trồng lúa, hơn 70% nguồn lực dành cho nông dân, nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu nông sản: Kỳ vọng xa vời
12:50, 13/06/2018
"Cửa khó" để nông sản Việt vào siêu thị
04:12, 12/06/2018
Nông sản Việt và phận “hồng nhan đa truân”
05:15, 09/06/2018
Xuất khẩu nông sản: Cần tăng cường xúc tiến thương mại
06:00, 08/06/2018
Nhiều thách thức cho nông sản Việt
15:26, 05/06/2018
Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?
05:42, 21/05/2018
"Chìa khóa" tăng cơ hội xuất khẩu nông sản Việt
03:35, 18/05/2018
Xây dựng thương hiệu cho nông sản: “Đích” vẫn còn rất xa
06:09, 02/05/2018
Chính giáo sư Xuân khuyên “Cả nước cần khoảng 18 triệu tấn gạo. Trồng lúa giờ không ưu tiên nữa, chỉ trồng đủ ăn, dư ra 2 triệu tấn gạo là vừa, đừng ham dư ra 8-9 triệu tấn gạo”.
Sức mạnh “cường quốc lúa gạo” không giúp ích nhiều trong cuộc đua với các nước láng giềng về mặt khoa học công nghệ, để làm ra 1 tấn lúa phải huy động nhiều nguồn lực trong vòng 3 tháng, nhưng chỉ mua được 1 chiếc Iphone sản xuất trong nháy mắt.
Một câu chuyện đau lòng với hạt điều, Việt Nam đang cầm trịch cuộc chơi xuất khẩu điều thế giới với 60% sản lượng. Thế nhưng điều Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng giá, nhu cầu thị trường tăng 4% nhưng công suất tăng hơn 6 lần.
Sản lượng tăng buộc nhiều doanh nghiêp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ phải đẩy hàng ra để xoay vòng vốn. Dẫn đến tình trạng giảm giá, tranh bán, phá giá lẫn nhau. Lợi ích kinh tế rơi vào tay các doanh nghiệp thu mua nước ngoài.
Ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Hiệp hội điều (Vinacas) kể “thời gian qua các doanh nghiệp nói xấu nhau nhiều quá, muốn đoàn kết phải bớt nói xấu”.
Nói xấu là thói quen của những cộng đồng người sinh sống với nhau nhiều đời, khi đã biết rõ nhau. Cũng như thế không ai có thể đánh sập ngành điều Việt Nam ngoài những doanh nghiệp của chúng ta.
Một nền nông nghiệp làm ông trùm xuất khẩu hạt điều, nhưng cuối cùng chính chúng ta tự làm mình suy yếu, tự làm mất vị thế và rồi các doanh nghiệp nội địa quay ra cắn xe nhau vì lợi ích manh mún nhỏ lẻ. Quả bom bần cùng lại treo lơ lửng trên đầu nông dân.
Nền nông nghiệp đồ sộ về chiều dài thời gian nhưng cái gì cũng bé bỏng, từ chuỗi liên kết, cánh đồng lớn, công nghệ nông nghiệp cho đến những ích lợi của cộng đồng doanh nghiệp cũng bị xé nhỏ.
Nền nông nghiệp rơi vào sa sút với triền miên khủng hoảng thừa, bắt đầu luôn là những nghi vấn có bàn tay ngoại quốc, nhưng thật sự chưa thể đong đếm bao nhiêu phần trăm do tự khủng hoảng.
Cạnh tranh là một quy luật trường tồn, bằng cách nào đó thao túng giá cả cũng là một cách cạnh tranh – chưa bàn đến tốt xấu. Chống đỡ với cạnh tranh là công việc của chính chúng ta.