“Vùng tối” của bạo lực gia đình

Trương Khắc Trà 28/06/2018 12:01

Đa số những người phụ nữ vẫn chịu đựng những vết xước tâm lý và không ít người tự “tiêu hóa” chúng như một loại “hương vị” đắng, cay, mặn, nồng của hôn nhân gia đình.

Giữa lúc chúng ta quay cuồng với những con số phần trăm trong kinh tế thì những bất ổn tưởng chừng nhỏ nhặt trong đời sống gia đình ít ai để ý. Bạo lực gia đình đang là vấn nạn nhằm vào phụ nữ, trẻ em và người già.

Bạo lực gia đình mà chúng ta thường nghĩ đến là đòn roi lúc chè chén, những bức bí dồn nén từ trong tâm thức của con người bùng phát ra và giáng xuống người yếu thế.

Nhưng bạo lực gia đình không đơn giản như thế, nó không đơn giản là vết hằn trên da thịt và nỗi đau thể xác của người phải gánh chịu. Mà đó còn là ánh mắt thù địch, ghẻ lạnh hay cả những lời cay nghiệt mà những người trong gia đình hắt vào nhau gây chấn thương tâm lý.

Theo con số được báo cáo chính thức, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Bao nhiêu trong số ấy thuộc về “vùng tối” của bạo lực gia đình?

Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam (2010), 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết rằng họ đã từng bị ít nhất 1 trong 3 loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần trong cuộc đời.

Cũng theo nghiên cứu này, phụ nữ thường cho rằng bạo lực tinh thần có ảnh hưởng đến họ nhiều hơn so với bạo lực thể xác hay tình dục. Tuy nhiên, đa số thường không nhận biết được điều đang xảy ra với họ về khía cạnh “bạo lực”.

Bạo lực gia đình ở Việt Nam đáng báo động

Bạo lực gia đình ở Việt Nam đáng báo động

Với truyền thống “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, phụ nữ Việt Nam không cởi mở với cộng đồng về nạn bạo hành gia đình, một khảo sát cách đây gần chục năm cho thấy gần ½ phụ nữ chưa từng kể với ai về hành vi bạo lực của chồng.

Có thể bạn quan tâm

  • ABBANK tổ chức Ngày hội gia đình “ABBANK Family Day – Gia đình là hạnh phúc”

    ABBANK tổ chức Ngày hội gia đình “ABBANK Family Day – Gia đình là hạnh phúc”

    11:40, 13/06/2018

  • Nhức nhối lời giải cho “vấn nạn” bạo lực?

    07:31, 05/12/2017

  • Bạo lực trẻ em và những nỗi lo không thừa!

    14:45, 28/11/2017

  • Bạo lực học đường: Nỗi đau ám ảnh suốt cuộc đời

    14:41, 04/10/2017

  • “Xây” yêu thương chống bạo lực

    11:05, 21/06/2017

  • Bạo lực học đường - do đâu?

    14:56, 11/11/2016

Hay nói cách khác bạo hành gia đình ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng, cứ 2 hoặc 3 ngày lại có một vụ án mạng liên quan đến bạo lực gia đình, là những câu chuyện rúng động mà báo chí đăng tải hàng ngày: Vợ giết chồng, con giết cha, anh em đánh nhau, con cái ngược đãi ông bà cha mẹ…

Một phân nhánh nhỏ của bạo lực gia đình là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, một thống kê của Bộ LĐTB&XH, trong 1.200 vụ hiếp dâm trẻ em năm 2016, có gần 2% số vụ được gây ra bởi người thân trong gia đình!

Những nạn nhân bị xâm hại tình dục trên thế giới đã khai sáng phong trào “me too” như một sự dũng cảm vượt qua mặc cảm để giải bày uẩn khúc. Bạo hành gia đình ở Việt Nam bao giờ có một phong trào tương tự?

Những bất ổn xã hội thoạt đầu phát tích từ từng “tế bào” gia đình, một khi những mâu thuẫn chuyển hóa thành động lực để triệt hạ nhau bằng nhiều cách.

Đáng chú ý là bạo hành gia đình ở Việt Nam không đi đôi với hoàn cảnh kinh tế, bằng chứng là vùng núi phía Bắc và Duyên hải Miền Trung là những nơi có tỷ lệ bạo hành thấp hơn so với Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.

Số lượng các vụ bạo hành tinh thần chiếm một nửa của bạo lực gia đình, nhưng thực tế, đến nay chưa có công cụ nào đong đếm được mức độ tổn thương ngoài lời khai của nhân chứng vi vụ việc đả động đến luật pháp.

Đa số những người phụ nữ vẫn chịu đựng những vết xước tâm lý và không ít người tự “tiêu hóa” chúng như một loại “hương vị” đắng, cay, mặn, nồng của hôn nhân gia đình.

Tình trạng ly hôn, ly dị ở nước ta có chiều hướng gia tăng, 60 ngàn vụ mỗi năm, trong khi tình cảm đôi lứa được kết nối và chấp nhận dễ dàng hơn trước. Nguyên nhân ly hôn được Viện nghiên cứu gia đình và giới công bố do bạo hành gia đình chiếm 7%.

Thực trạng gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, từ vật chất đến tinh thần. Cánh cửa ly hôn càng mở rộng theo độ mở của đời sống trên mọi phương diện, từ ngoại tình đến duy lý trí trong hôn nhân, từ áp lực sung túc đến mức độ chịu đựng của con người ngày càng vơi vai.

Những gia đình “tam, tứ đại đồng đường” ngày càng hiếm, đi kèm với đó là tình trạng xuống cấp đạo đức, luân lý, dễ dãi và buông thỏng trong các mối quan hệ phức tạp khiến gia đình dễ dàng đổ vỡ hơn.

Không ngẫu nhiên mà UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập) thành lập ra Bộ hạnh phúc trực thuộc nội các Chính phủ có chức năng chăm lo hạnh phúc cho người dân. Đất nước bé nhỏ Buhtan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới cũng có bộ này.

Ở Việt Nam, có vài chục cơ quan bảo vệ giới và bình đẳng giới nhưng họ ở đâu đó khá xa với mức độ hạnh phúc hay bất hạnh trong từng gia đình!

Trương Khắc Trà