Từ chối dự án đầu tư nhà máy giấy Cửu Long: Cảm ơn Hải Phòng đã lắng nghe
Bí thư thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết: Thành ủy sẽ từ chối dự án nhà máy giấy Cửu Long – Trung Quốc vì sợ ảnh hướng xấu đến môi trường.
Trước đó UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với Tập đoàn giấy Cửu Long về việc đầu tư sản xuất giấy và bột giấy tại Khu Công nghiệp Nam Đình Vũ. Nếu được chấp thuận dự án thì tập đoàn này sẽ đầu tư 800 triệu USD triển khai dự án sản xuất giấy và bột giấy tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ với công nghệ hiện đại nhất thế giới, theo tiêu chuẩn công nghiệp 4.0 của Châu Âu; hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ 5 bậc; hệ thống xử lý khí thải trang bị xây dựng lò hơi than cám có thiết bị khử bụi tĩnh và hệ thống tải tro lực hơi.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Ly kỳ 175 “sổ đỏ” bị bỏ quên 20 năm
15:04, 11/07/2018
Công ty Cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng: “Cuộc chiến” đến hồi kết thúc
17:57, 10/07/2018
TP Hải Phòng "chuyển mình" theo hướng văn minh, hiện đại
16:27, 10/07/2018
Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng
06:18, 10/07/2018
Hải Phòng có thêm một bệnh viện Đa khoa quốc tế
10:53, 09/07/2018
Hải Phòng cần quan tâm hơn đến liên kết logistics
06:00, 09/07/2018
Ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” tại tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh?
19:51, 06/07/2018
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư dự án giấy bao bì 800 triệu USD tại Hải Phòng
00:02, 06/07/2018
Theo phân tích của báo chí, dự án này sau khi đi vào sản xuất sẽ có độc tố thải ra, độc tố này sẽ "giết" môi trường rất nhanh bởi giấy là ngành công nghiệp đứng đầu bảng về gây ô nhiễm (theo xếp loại của CCCP). Từ ngày 1/1/2018, Trung Quốc đã cấm nhập 24 loại "phế liệu", trong đó có một số loại nhựa phế thải và giấy chưa phân loại. Sau nhiều năm cho phép nhập khẩu nhiều loại phế thải để tái chế, Trung Quốc nhận thấy rằng lợi ích kinh tế mang lại chỉ là một phần nhỏ, không đủ bù đắp cho thiệt hại môi trường. Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm, các doanh nghiệp nước này rất muốn đầu tư tại các nước khác ở lĩnh vực công nghiệp tái chế, trong đó có nhà máy giấy và nhựa.
Điều đáng lo ngại nhất ở đây là bột giấy, như vậy họ sẽ được nhập phế liệu giấy (theo quy định của Việt Nam, phải đáp ứng QCVN 33 đối với phế liệu giấy nhập khẩu), xử lý sơ bộ rồi xuất trở lại Trung Quốc hoặc xuất đi các nước với giá cao. Nếu được như thế là đúng với mục đích của các doanh nghiệp tái chế Trung Quốc tìm mọi cách có lợi nhuận, còn hậu quả về môi trường thì Việt Nam phải gánh chịu. Trớ trêu là Trung Quốc tìm cách hoạt động ở các nước khác, còn hậu quả là chất thải gây ô nhiễm ở lại nơi "tái chế", là cái điều mà chính ngay tại Trung Quốc đã ra lệnh cấm.
Tập đoàn này sử dụng nguyên liệu là giấy phế liệu. Dù có "sử dụng giấy phế liệu đạt chuẩn môi trường" như thế nào đi chăng nữa thì vẫn cần có công đoạn tẩy mực in trên giấy phế liệu, nước thải chắc chắn sẽ có hàm lượng POPs (chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy). Vì vậy, nếu nhà máy được đầu tư thì rất đáng lo khi Đình Vũ (Hải Phòng) là cửa ngõ ra biển lớn nhất ở miền Bắc, sẽ là báo động đỏ về ô nhiễm môi trường.