Từ Huy chương Vàng Olympic nghĩ về "chảy máu chất xám"

Trương Khắc Trà 17/07/2018 14:00

Đất nước Israel chỉ chiếm 0,22% dân số nhưng sở hữu đến 22% giải Nobel toàn thế giới. Trong 59 lần IMO được tổ chức, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có thành tích tốt nhất, còn Israel thì không.

Có cảm giác những tấm huy chương vàng quốc tế các môn khoa học cơ bản ngày càng ít “nổi tiếng” hơn mặc dù báo chí ngày nay tiếp cận thông tin rất nhanh chóng.

Tuyệt nhiên điều đó không hề làm mất đi một chút nào giá trị chất xám nào của học sinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Vả lại, mỗi chiến thắng mang tầm vóc quốc tế - bản thân nó đã là giá trị phổ quát được công nhận rộng rãi rồi.

Nhưng sự “lặng lẽ” của những tấm Huy chương danh giá vô tình làm quên đi nghịch cảnh đất nước dồi dào nhân tài nhưng chưa thể “cất cánh” hóa hổ hóa rồng. Càng nhiều thành tích quốc tế càng làm khó thêm câu trả lời, nhân tài đi đâu? Giải Nobel ở đâu? Vì sao đất nước vẫn nghèo?

Kỳ thi Olympic toán quốc tế tại Hungary vừa kết thúc, tất cả 6 thí sinh Việt Nam tham gia đều đoạt Huy chương, trong đó có 1 Huy chương Vàng.

Sáu học sinh Việt Nam đều đoạt huy chương IMO 2018 tại Hungary

Sáu học sinh Việt Nam đều đoạt Huy chương IMO 2018 tại Hungary

Không thể mong chờ gì hơn nữa với những tài năng Toán học trẻ tuổi, các em mang vinh quang về cho đất nước nhưng chính các em cũng không thể “tự mình” trở thành những chuyên gia hàng đầu, ứng cử viên giải Nobel, Field, và dường như sự phát triển của đất nước không có mối liên hệ nào với những tấm Huy chương ấy!

Có thể bạn quan tâm

  • Chảy máu chất xám cản trở tăng tưởng Đông Nam Á

    Chảy máu chất xám cản trở tăng tưởng Đông Nam Á

    06:15, 11/06/2017

  • Thiếu cơ chế \"bảo vệ\" doanh nghiệp bị chảy máu chất xám

    00:00, 19/08/2013

  • Cách mới để tìm kiếm nhân tài

    09:33, 14/03/2016

  • Để nhân tài tìm đến doanh nghiệp

    06:25, 10/07/2018

  • Quản trị nhân tài: "nước chảy mới trong"?

    06:18, 28/06/2018

  • Cần làm gì để thu hút được nhân tài?

    13:36, 21/06/2018

  • Thất nghiệp "giăng bẫy đợi nhân tài"

    13:31, 20/06/2018

  • Đại biểu “lăn tăn” chuyện ưu đãi thu hút nhân tài ngành sư phạm

    17:04, 11/06/2018

  • Đào tạo nhân tài kiểu “nuôi gà nòi” đã lộ bất cập?

    05:30, 24/05/2018

  • Giải pháp nào để trọng dụng “nhân tài”?

    02:32, 22/05/2018

Sự thành bại của chủ nhân những tấm Huy chương Vàng phải đợi đến mười, mười lăm năm sau mới thấy được, khoảng thời gian dài như thế có khi khiến mọi thứ chìm vào lãng quên.

Theo một thống kê từ năm 1990 trở về trước, những chủ nhân Huy chương Toán quốc tế chỉ có duy nhất 3 người sinh sống và làm việc tại Việt Nam. TS Lê Hoàng Minh - Viện trưởng Viện công nghệ phần mềm và nội dung số (Bộ TTTT); TS Lê Bá Khánh Trình - Giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học KHTN TPHCM; GS Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán - ĐHSP Hà Nội.

Hoàn toàn không có “bố trí sai” nào với những nhân tài như thế, những người chịu “ở lại” hoặc “trở về” đều được ngồi vào vị trí đúng chuyên môn, có chức danh. Những công hiến của họ chắc chắn không nhỏ, nhưng để làm được điều vĩ đại hơn xứng danh trí tuệ Việt, phá vỡ thành tích khi xưa thì chưa thấy.

Toán học là “xương sống” của ngành công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác như chế tạo máy, thiết bị tinh vi.

Nghịch lý đó đều là những ngành mà Việt Nam không có thế mạnh, doanh nghiệp nước ngoài như Samsung rất quan tâm đến lĩnh vực cơ khí chính xác để tìm kiếm đối tác gia công, rất tiếc là doanh nghiệp Việt chưa tham gia nhiều vào chuỗi lợi ích do Samsung tạo ra do điểm yếu công nghệ.

Công nghệ thông tin tăng trưởng nhanh nhưng chưa có chiều sâu, phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa có nổi một thương hiệu điện thoại có thể cạnh tranh với thế giới, chưa có hãng điện tử nào xứng tầm với khả năng.

Mấy chục năm qua, kết quả chuyển “danh” thành “thực” trên thành tựu thi cử chưa mang lại là bao, đó là lý do mặc dù rất nhiều Huy chương quốc tế nhưng không lớn lên theo thời gian.

Tại thể chế, tại con người hay do không có không gian dành cho sáng tạo? Một thực trạng phải đối mặt là “chảy máu chất xám”. Những nhân tài, khi không ở đất Việt họ được nhiều nơi chào đón.

Kể cả khi một người gốc Việt - chủ nhân một trong mười phát minh khoa học lớn nhất năm 2009 - giải thưởng lớn mà ngành Toán Việt Nam chưa bao giờ mơ tới cũng được đào tạo và trưởng thành ở nước ngoài.

Từng có một lãnh đạo TP HCM quyết tâm có giải Nobel, kể cả người vui tính nhất hoặc thận trọng nhất cũng phải thừa nhận không những TP HCM mà Việt Nam nói chung có nhân tố để tạo ra nhà khoa học đủ sức đạt Nobel. Một lần nữa vấn đề khó nhất không phải là chất xám!

Đất nước Israel chỉ chiếm 0,22% dân số nhưng sở hữu đến 22% giải Nobel toàn thế giới. Trong 59 lần IMO được tổ chức, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có thành tích tốt nhất, còn Israel thì không.

Trương Khắc Trà