“Nâng” nhân tài "dởm" sẽ thành… nhân tai!

Trương Khắc Trà 21/07/2018 05:54

Nâng điểm, mua bằng, chạy chức chạy quyền, bổ nhiệm bừa bãi là con đường ngắn nhất làm xuất hiện nhân tai.

Một bệnh nhân 16 tuổi ở Đồng Tháp bị chấn thương không quá nặng nhưng bị cắt cụt 1/3 cái chân. Một kết luận rất lạnh lùng sau đó được đưa ra “do bác sĩ thiếu kiến thức và chuyên môn!

Hai lần xử lý thai không thành, chi phí lên tới 15 triệu đồng, một bệnh nhân tố cáo bác sĩ bệnh viện phụ sản Hà Nội thiếu chuyên môn!

Một nữ sinh lớp 10 ở Đắc Lắc mất oan nguyên cái chân vì bó bột quá chặt gây hoại tử, mặc dù bệnh nhân liên tục kêu cứu, vụ việc sau đó được thông cáo, do bác sĩ thiếu chuyên môn!

Còn vô số vụ tử vong bất thường người nhà bức xúc vác cả quan tài đến bệnh viện. Thống kê sơ bộ trên đây tuyệt đối không có ý “soi góc chết” ngành y, chỉ để thấy thiếu chuyên môn hay bác sĩ dỏm nguy hiểm đến mức nào.

Tại một hội thảo cách đây khá lâu TS Phạm Đình Nghiệm (Đại học KHXH&NV) đưa ra con số 80% sinh viên thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn!

Yếu tố con người đóng vai trò thành hay bại

Yếu tố con người đóng vai trò thành hay bại

Thiếu chuyên môn, quản lý yếu kém còn gây ra hậu quả kinh hoàng hơn, đó là 12 dự án thua lỗ trầm trọng, hàng trăm vụ làm thất thoát tài sản nhà nước.

Thiếu chuyên môn nên người tài bỏ đi, người sắp thành tài tìm kiếm nơi tốt hơn để tu nghiệp thành tài...

Ai gây nên cơ sự thiếu chuyên môn trầm trọng tác oai tác quái nhiều lĩnh vực như hiện nay? Rất khó chỉ rõ là ai, nhưng rất dễ thấy diễn biến của nó trong thực tế, ví dụ như nâng điểm thi.

Có thể bạn quan tâm

  • Sự cố Hà Giang: “Thà một lần đau” để trong sạch các kỳ thi về sau!

    12:30, 20/07/2018

  • Sự cố Hà Giang: Giữ hay bỏ kỳ thi “2 in 1”?

    06:30, 20/07/2018

  • Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

    06:21, 19/07/2018

  • Xin hãy trả lại sự trung thực cho giáo dục!

    11:34, 18/07/2018

  • Nâng điểm và con đường đến rối ren giáo dục

    05:00, 18/07/2018

  • Trẻ em, mì gói và những đề án giáo dục ngàn tỷ

    12:10, 08/07/2018

  • Đi tìm “giáo dục”

    08:02, 12/06/2018

  • Đạo đức học đường xuống cấp vì “đào tạo” được đặt cao hơn “giáo dục”

    02:18, 12/06/2018

Hà Giang chỉ là một, còn một thứ na ná đó là “ngồi nhầm lớp”, không đơn giản chỉ là lớp 1 ngồi ghế lớp 2, mà cả những thứ đao to búa lớn hơn như là những tấm bằng giả nhưng chức vụ, bổng lộc thật!

Những người được nâng rồi đến lúc nào đó họ cũng nâng tiếp cho người khác vì họ đâu thấm thía được giá trị của nỗ lực phấn đấu.

Nhân tài "dởm" hiển nhiên sẽ chẳng có cống hiến hữu ích cho đất nước. Khổng Tử đã nói rồi, “danh bất chính ngôn chẳng thuận, ngôn chẳng thuận sự bất thành”.

Bản thân tri thức đã giúp con người hướng thiện, nhờ có nhận thức mà con người sống khác bản năng loài vật. Tri thức càng cao khả năng hướng thiện càng lớn, một khi con người lấy thiện làm lẽ sống thì không ai đi làm cái việc phi luân thường đạo lý.

Sợ nhất là hàng trăm học sinh ở Hà Giang bị hô biến thành nhân tài, sẽ là bác sĩ chữa bệnh, kỹ sư xây nhà, người lính làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc!

Nâng điểm, mua bằng, chạy chức chạy quyền, bổ nhiệm bừa bãi là con đường ngắn nhất làm xuất hiện nhân tai phá hoại đất nước.

Trương Khắc Trà