FDI và nội lực

Trương KhắcTrà 23/07/2018 11:23

Một hội nghị đối thoại với doanh nghiệp diễn ra tại Đà Nẵng cách đây chưa lâu, có khá nhiều doanh nghiệp được mời đến, họ đem đến hội nghị những vấn đề không mới, nhưng không hiểu sao nó vẫn… như mới!

Khi mà vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là “mốt phát triển” thì câu chuyện nội lực vẫn nằm ngoài lề nhiều cuộc họp. Khi làn sóng FDI có dấu hiệu dịch chuyển thì nội lực trở lại cấp bách hơn.

Ở một tỉnh rất nghèo của Miền Trung, lãnh đạo ở đây tìm mọi cách để tăng số lượng doanh nghiệp, những cái mừng không thể tả nổi mỗi khi có đoàn khảo sát đầu tư hỏi thăm. Thậm chí họ làm việc cả thứ bảy chủ nhật để chiều lòng doanh nghiệp.

Ở đó, doanh nghiệp nước ngoài là thứ gì đó rất xa xỉ, mục tiêu của họ trước hết và gần hơn là doanh nghiệp nội, nhưng dù nội hay ngoại thì vẫn vướng một trong những lực cản nghèo nàn về cơ sở hạ tầng và khắc nghiệt về thời tiết.

Những khó khăn về cơ sở hạ tầng, thời tiết là trở ngại lớn nhất với rất nhiều địa phương nghèo Miền Trung. Nhưng cốt lõi vấn đề nằm ở thái độ, quan điểm thu hút đầu tư.     

FDI như “miếng bánh” ăn liền, chỉ cần một chữ ký là GDP một địa phương, một đất nước tăng vùn vụt mà không phải trải qua “cơn đau đầu” làm sao để cạnh tranh, tồn tại và sinh lời.

Tham gia chuỗi lợi ích do doanh nghiệp FDI tạo ra vẫn còn khó khăn với doanh nghiệp nội

Tham gia chuỗi lợi ích do doanh nghiệp FDI tạo ra vẫn còn khó khăn với doanh nghiệp nội

Mía đường, xăng dầu… là một ví dụ, chính vì vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thương trường nên không còn cách nào khác phải cầu cứu Chính phủ. Dần dà sức mạnh nội lực giảm hẳn. Tại vì quá chú trọng FDI!

Một hội nghị đối thoại với doanh nghiệp diễn ra tại Đà Nẵng cách đây chưa lâu, có khá nhiều doanh nghiệp được mời đến, hội trường hôm đó “nóng” bừng vì những giãi bày rất thẳng: Nào là khó khăn tiếp cận nguồn vốn, “kẹt” mặt bằng, bị đối xử thiếu công bằng.

Có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân là khách mời quen mặt, họ đem đến hội nghị những vấn đề không mới, nhưng không hiểu sao nó vẫn… như mới xảy ra!

Có thể bạn quan tâm

  • Khi doanh nghiệp FDI “ăn không” những khoản chi phí khổng lồ

    06:00, 23/07/2018

  • Thu hút FDI thế hệ mới: Đâu là những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên thu hút trong thời gian tới?

    11:02, 22/07/2018

  • Thu hút FDI thế hệ mới: Chuyển dịch trọng tâm ưu đãi đầu tư như thế nào?

    15:00, 21/07/2018

  • Ưu đãi đầu tư FDI: Cần cơ chế mới

    15:35, 20/07/2018

  • Thu hút FDI thế hệ mới: IFC đề xuất 6 khuyến nghị về cơ quan quản lý đầu tư

    05:43, 20/07/2018

  • Nhiều dự án FDI chất lượng "chảy" vào Đồng Nai

    04:00, 20/07/2018

  • Thủ tướng hi vọng Nhật Bản dẫn đầu đầu tư FDI vào Việt Nam

    20:31, 19/07/2018

  • Kinh nghiệm thu hút FDI thế hệ mới nhìn từ Trung Quốc

    06:30, 19/07/2018

  • Quy mô và dòng vốn giảm tại các “địa chỉ đỏ” thu hút FDI phía Nam

    16:01, 18/07/2018

Điều đó trái ngược hoàn toàn với tấm “thảm đỏ” trải sẵn đón chào những ông chủ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… bằng chính những ưu đãi mà đa số doanh nghiệp nội tìm hoài không thấy, đó là giá thuê đất, hạ sát nút mức thuế và một loạt ưu đãi “mềm”.

Có một loại chi phí mang tên “chi phí cơ hội” - một tên gọi khác của chính sách ưu đãi thuế để minh chứng hàng chục ngàn tỷ đồng miễn thuế không mất đi, ví dụ như số tiền miễn thuế bỏ ra để giữ chân Samsung, nếu xét đại cục là có lợi.

Đương nhiên là có lợi nhưng phép tính đó không có lợi về lâu dài. Vì Samsung có thể gắn thêm đuôi “vina” nhưng nó sẽ tự động mất đi khi khai thác hết lợi thế so sánh.

Đầu tháng 7 này, Samsung đã khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của mình tại Noida, Ấn Độ. Theo đó, tập đoàn này mở rộng quy mô nhà máy được đầu tư từ năm 1995 với quy mô 70.000 lao động này từ 67 triệu chiếc lên tới 120 triệu chiếc smartphone/năm.

Tức là Samsung có dấu hiệu dịch chuyển, để lại mối lo hụt GDP, mất hàng chục ngàn việc làm, hỏng chỗ níu vấu của doanh nghiệp gia công.

Một chính sách ưu đãi không cân xứng nên FDI càng mạnh doanh nghiệp nội càng teo tóp dần, chính ưu thế sẵn có trong cạnh tranh cũng là một tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài “gật đầu”. Vì thế, rất khó vừa “nuôi” nội lực vừa “dưỡng” ngoại lực.

Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước không chỉ không chen chân được mà đang bị “gạt” ra ngoài sân chơi lớn mang tên FDI.

Chỉ có 13% doanh nghiệp nội tham gia chuỗi cung ứng trong lĩnh vực điện tử. Câu hỏi khá quen thuộc là tại sao hơn 20 năm Samsung ở Việt Nam nhưng tỉ lệ nội địa hóa không như mong đợi?

Đó là câu hỏi quá khó, sẽ là ngây thơ nếu trông chờ Samsung “cầm tay chỉ việc” để sản xuất cho họ, hay nói cách khác bí mật công nghệ là yếu tố hàng đầu để không ai bằng được họ. Một lần nữa dính dáng đến yếu tố nội lực!

Nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu tư bản vào Việt Nam là một xu thế, nên chúng ta không thể xem đó là kim chỉ nam cho phát triển.

Cuộc đại dịch chuyển đến Ấn Độ sắp biến quốc gia này thành công xưởng thế giới thay thế Trung Quốc, đó là thách thức và là cơ hội cho các nước nghèo quay trở lại tìm kiếm nội lực.

Trương KhắcTrà