Vì sao TP Vinh tạm dừng toàn bộ dự án BT?
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu tạm dừng toàn bộ việc triển khai theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT).
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An cho rằng, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc triển khai thực hiện theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP nên địa phương tạm thời dừng việc triển khai các dự án đầu tư theo hình thức BT.
Theo tìm hiểu, từ năm 2007 đến nay, Nghệ An đã tiến hành hoàn thiện hồ sơ, chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng theo hình thức BT 26 dự án chủ yếu trên lĩnh vực giao thông, y tế và giáo dục. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, địa phương cũng mới chỉ hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng BT triển khai đối với 5 dự án chủ yếu tập trung ở TP Vinh và các thị xã. Cụ thể, các dự án BT đã và đang được hoàn thiện, đưa vào sử dụng là: đường Lê Mao kéo dài, chợ đầu mối nông sản, cầu Cửa Tiền, Trường Tiểu học Hưng Phúc, Tuyến đường giao thông nối từ đường Nghĩa Đàn - Đông Hồi vào Cảng Đông Hồi.
Có thể bạn quan tâm
Nhà thầu duy nhất trúng sơ tuyển dự án BT 130 tỷ đồng ở Thái Nguyên là ai?
11:49, 17/07/2018
Sàn giao dịch đất công - cơ chế "vá" lỗ hổng của các dự án BT
07:20, 02/06/2018
Khoảng trống pháp lý các dự án BT
12:14, 04/03/2018
Đầu tư dự án BT: Khó định giá chuyển đổi đất
06:03, 10/02/2018
Bịt kẽ hở sâu xa từ các dự án BT
05:32, 28/09/2017
Theo đó, khi thực hiện các dự án nói trên, chủ đầu tư sẽ bỏ vốn thi công trước rồi sau đó TP Vinh sẽ bố trí một quỹ đất đối ứng để bù trả hoàn vốn. Tuy nhiên, sau khi chủ đầu tư được bố trí các quỹ đất “vàng”, dư luận trên địa bàn TP Vinh đã có nhiều bức xúc, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại.
Cụ thể, người dân cho rằng, với số vốn mà chủ đầu tư bỏ ra để xây dựng các công trình phúc lợi nhưng khi bố trí quỹ đất để bù trừ hoàn vốn, các cấp chính quyền Nghệ An lại chỉ áp mức giá quá “bèo”. Có nghĩa là, khi chủ đầu tư được áp giá cho quỹ đất đối ứng càng thấp bao nhiêu thì diện tích lại càng được mở rộng. Trong khi đó, hầu hết quỹ đất ở TP Vinh được quy hoạch, chuyển giao cho chủ đầu tư BT lại có giá thị trường rất cao so với mức áp giá của tỉnh Nghệ An đặt ra.
Đơn cử, dự án đường Lý Thường Kiệt kéo dài, nhà đầu tư khai thác khu nhà ở Lê Lợi, khu nhà ở Hưng Bình để hoàn vốn; dự án đường Lê Mao kéo dài, nhà đầu tư sẽ được khai thác đất hai bên tuyến đường này sau khi hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Đặc biệt, đối với dự án xây dựng Trường Tiểu học Hưng Phúc với tổng vốn 51 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ được tỉnh Nghệ An thanh toán trong quỹ “đất vàng” nằm ở trung tâm TP Vinh để xây dựng khu nhà ở có diện tích 6.545,4m2 ở khối Yên Bình, phường Hưng Phúc được áp mức giá 5.661 ngàn đồng/m2... Trong khi đó, với vị trí đất tại địa điểm nói trên, giới kinh doanh bất động sản cho rằng, nếu bán sẽ trên dưới 20 triệu đồng/m2.
Chính vì vậy, nếu đưa 6.545,4m2 ở khối Yên Bình, phường Hưng Phúc ra đấu giá công khai thì nhà nước sẽ thu về hàng trăm tỷ đồng. Các dự án BT trước đó được thực hiện trên địa bàn TP Vinh đến nay vẫn chưa hết tai tiếng về các mức áp giá để hoàn vốn cho nhà đầu tư BT.