Cẩn trọng với dòng vốn ODA từ Trung Quốc
Sử dụng hiệu quả dòng vốn ODA từ Trung Quốc và tiết chế dòng vốn này một cách hợp lý trong thời gian tới đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Báo cáo “Cập nhật định hướng thu hút, sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025” được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, đã đưa ra cảnh báo về mức lãi suất và hiệu quả đầu tư từ dòng vốn ODA Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Bao giờ Việt Nam "tốt nghiệp" các khoản vay ODA của Nhật Bản?
05:43, 07/09/2018
Nan giải bài toán quản lý vốn ODA
11:00, 04/09/2018
Vì sao chi phí các dự án sử dụng vốn vay ODA có xu hướng tăng?
06:33, 29/08/2018
Cân nhắc sử dụng nguồn ODA từ Trung Quốc là điều cần thiết
11:15, 18/08/2018
Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD vốn ODA sau 25 năm
20:00, 25/07/2018
Doanh nghiệp được vay vốn ODA, vốn ưu đãi cho dự án đầu tư
04:46, 07/07/2018
Hà Nội và TP.HCM được vay lại 100% vốn ODA
21:04, 05/07/2018
Bộ Tài chính lý giải việc chậm giải ngân vốn ODA
19:27, 25/05/2018
Làm sao để tối ưu hoá hiệu quả vốn vay ODA?
06:00, 04/05/2018
Vốn ODA Trung Quốc kém ưu đãi
Báo cáo nêu rõ, tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự như các khoản tín dụng xuất khẩu. Đây là các khoản vay có điều kiện, cụ thể là chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, điều kiện vay của dòng vốn ODA Trung Quốc cũng kém ưu đãi hơn so với một số nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ khác tại Việt Nam. Cụ thể, dòng vốn ODA Trung Quốc có lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm. Trong khi đó, các nguồn vốn vay từ các quốc gia khác có lãi suất chỉ khoảng 0-2% và ít điều kiện hơn.
Điều đáng nói, một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, dẫn đến việc đội vốn…
Nguy hiểm hơn, nhiều quốc gia đã rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, như Sri Lanka đã phải nhượng cảng nước sâu Hambantoba cho Trung Quốc trong 99 năm khi không có khả năng trả nợ Bắc Kinh... Trước thực trạng này, một số quốc gia như Malaysia, Pakistan, Tanzania, Hungary... đã tuyên bố hủy các dự án tài trợ của Trung Quốc.
Tỉnh táo khi sử dụng vốn Trung Quốc
TS Phạm Sỹ Thành- Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) cho rằng, để hạn chế các gánh nặng tài chính khổng lồ từ việc vay vốn ODA của Trung Quốc, có 5 điểm Việt Nam cần lưu ý: Thứ nhất, đầu tư đúng trọng điểm. Thứ hai, chuyển từ đấu thầu theo giá thấp sang cách tiếp cận đầu tư theo chi phí vòng đời của công trình. Thứ ba, có thể vay vốn Trung Quốc nhưng sử dụng kỹ thuật và nhà thầu của bên thứ ba để nâng cao chất lượng công trình và trình độ quản trị. Thứ tư, nâng cao việc giám sát thi công và chất lượng công trình để tránh việc thời gian thi công bị kéo dài. Thứ Năm, cần tích cực chống tham nhũng, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản từ đầu tư công.