Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế
Bên cạnh sự tự thân vận động, thì nỗ lực cải cách, hành động của Chính phủ là nguyên nhân quan trọng góp phần vào thắng lợi của cộng đồng doanh nghiệp.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 diễn ra tại Hà Nội vừa qua có chủ đề “Việt Nam - đối tác kinh doanh tin cậy” thu hút sự tham dự của 1.200 doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu thế giới. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh được tổ chức bên cạnh diễn đàn chính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Đây là lần thứ hai VBS được tổ chức. Lần đầu tiên là vào tháng 11/2017, bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. VBS 2018 là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ tiếp cận các đối tác tầm cỡ toàn cầu, giúp họ tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh và bàn về các dự án hợp tác cụ thể, đồng thời nắm bắt được những xu hướng và mô hình kinh doanh mới.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu đầu tư hạ tầng của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á
17:58, 13/09/2018
"Hiệp định CPTPP sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 10/2018"
17:49, 13/09/2018
“Thắng lợi của doanh nghiệp chính là thành công của Chính phủ”
17:21, 13/09/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử
17:01, 13/09/2018
Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc: Việt Nam là một trong những quốc gia đề cập nhiều nhất về Cách mạng 4.0
15:11, 13/09/2018
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định: “Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn, các doanh nghiệp phải phấn đấu cao hơn, sáng tạo mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách trong khu vực, đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Thắng lợi của các bạn chính là thành công của Chính phủ".
Song song, cộng đồng doanh nghiệp cũng còn nhớ cách đây không lâu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng từng tuyên bố: “Chúng ta quyết tâm không để xảy ra bất kỳ lỗ hổng nào trong hệ thống pháp luật, cắt giảm các điều kiện kinh doanh vô lý, tháo dỡ giấy phép kinh doanh, và đặt dấu chấm hết cho các nhóm lợi ích”.
Phải khẳng định rằng, những thắng lợi của cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh sự tự thân vận động, thích nghi với xu hướng cạnh tranh toàn cầu. Thì nỗ lực cải cách, chuyển biến từ khâu chính sách đến hành động của Chính phủ là một nguyên nhân quan trọng góp phần vào thắng lợi đó.
Từ khi Nghị quyết 19 đầu tiên được ban hành và Nghị quyết 35 Chính phủ tiếp tục bổ sung lần thứ hai nội dung Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp đã được thụ hưởng nhiều thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý và quy định pháp luật liên quan tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Nổi bật nhất là “tinh thần cải cách” đã trở thành kim chỉ nam cho mọi chỉ đạo của Chính phủ, là thước đo đánh giá kết quả đạt được ở mỗi ngành, cơ quan, mỗi địa phương. Tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp đang dần trở thành một kênh tham vấn quan trọng để các cơ quan quản lý tìm hiểu thực tiễn và từ đó có những điều chỉnh, thay đổi trong quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Chỉ số hoạt động kinh doanh được công bố từ của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tăng 9 bậc kể từ năm 2015 và hiện đang đứng ở vị trí 82 trong tổng số 190 quốc gia, việc tang bậc này ít nhiều minh chứng cho thắng lợi chung của cả Chính phủ lẫn cộng đồng doanh nghiệp.
Trong khi, Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng để vươn lên các vị trí cao hơn. Bởi vì, Việt Nam là một quốc gia giàu sức cạnh tranh và thực sự sẵn sàng hành động nhằm hướng đến hội nhập vào thị trường toàn cầu. Bản thân Chính phủ đã chuyển động, thì cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh liêm chính, đi bằng chính đôi chân của mình.
Dẫu sao đi nữa, với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, yếu tố sống còn để phát triển bền vững là phải có nguồn lực con người đủ mạnh, trên nền tảng hệ thống quản trị chuyên nghiệp, với trách nhiệm giải trình minh bạch, sau đó mới là nền tảng công nghệ, vốn và thiết bị.
Chính vì vậy, thông qua VBS 2018 lần này, cần phải khẳng định một lần nữa rằng, các doanh nghiệp Việt nói riêng, cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất mong muốn, Chính phủ có chính sách thông thoáng và tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp phát triển. Việc thay đổi bất kỳ chính sách nào cũng cần có sự tham vấn kỹ càng các bên liên quan, trong đó có doanh nghiệp.
Tất cả vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.