Từ chuyện thanh long nghĩ về chuỗi cung ứng...
Được mùa mất giá hay nghịch mùa mà vẫn rớt giá, câu chuyện của thanh long Bình Thuận hôm nay lại nhắc thị trường nông sản - niềm tự hào Việt Nam -về chuỗi cung ứng.
Nhiều năm nay, đặc biệt gần đây xảy ra thường xuyên tình trạng ứ thừa hàng nông sản theo mùa, người dân trồng mà thị trường không tiêu thụ được hết, đẩy giá xuống rất sâu. Dân gần như mất mát rất nhiều sau mỗi vụ trồng trọt và chúng ta thấy có rất nhiều các cơ quan lên tiếng rồi sau đó cũng có nhiều hành động chung tay giúp đỡ. Tuy nhiên đó là hành động nhất thời. Muốn giải quyết việc này về lâu dài chúng ta phải có cách suy nghĩ và làm đồng bộ trên diện rộng.
Trước đây sau khi trồng trọt, chúng ta sơ chế và đợi khách hàng tới thu mua gom hết và chúng ta hầu như không tham gia bất kỳ một công đoạn nào khác, giá tốt chúng ta vui vẻ và mở mang thêm; giá xấu chúng ta than và hầu như không thay đổi gì cả, năm này qua năm khác. Không phải hành tím, dưa hấu mà đại đa số các mặt hàng nông sản chúng ta chỉ trồng và sơ chế, không có hay rất ít những công đoạn làm tăng thêm giá trị gia tăng sản phẩm. Hồi mới mở cửa, chúng ta còn nghèo tư duy như thế thì chấp nhận được. Mười lăm đến hai mươi năm sau, chúng ta đã phát triển hơn rất nhiều, tư duy về sản xuất và phát triển nông nghiệp như thế thì rất không ổn và đầy rủi ro. Chúng ta không chỉ còn trồng trọt và sơ chế nữa, đưa tất cả chuỗi giá trị mang lại lợi nhuận cao nhất vào tay các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia mà chúng ta phải tham gia vào chuỗi giá trị đó.
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội nâng tầm hạt gạo Việt
11:20, 09/10/2018
Thanh long và ba yếu điểm "cố cựu" của nông sản Việt
11:00, 09/10/2018
Nỗi buồn thanh long
02:21, 08/10/2018
Từ trái thanh long đến tư duy kinh tế
11:01, 06/10/2018
“Đại gia” Tây Nguyên xin được trồng… xoài, mít, thanh long
11:02, 10/08/2018
Thu tiền tỷ từ trồng thanh long ruột đỏ
04:16, 27/04/2018
Xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục gần 30 tỷ USD
15:18, 28/09/2018
Phúc Sinh kỳ vọng thay đổi nhận thức đồ uống với K Coffee
11:37, 03/10/2018
Tây Bắc miền biên viễn ngọt vị cà phê
05:30, 13/02/2018
Bên cạnh việc trồng trọt, thu hoạch sơ chế và chúng ta phải chế biến, phải xây các nhà máy chế biến sâu hơn, đa dạng các sản phẩm chế biến và tham gia mạnh mẽ vào hoạt động phân phối. Với hơn 90 triệu dân tiêu thụ nội địa, có mặt hàng gì ra mà chẳng có thể tiêu thụ. Nếu chúng ta có thể tự lực sản xuất phân phối nội địa thì việc trồng trọt nông sản sẽ dễ dàng hơn. Các nước phát triển như Hà Lan hay Nhật Bản đều làm như vậy. Làm được như vậy chúng ta vừa ổn định nông nghiệp và an toàn cho nông dân, và có thể đàm phán với các nhà mua hàng giá cao hơn, có nhiều sự lựa chọn thay vì chỉ phụ thuộc vào một mình họ.
Việc này cần một chính sách hỗ trợ tinh thần và vốn cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến từ Chính phủ, cấp bộ và các thành phố đến các vùng nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp tạo một làn sóng tham gia sản xuất chế biến và phân phối. Dân trồng ra, có các nhà máy chế biến và hệ thống phân phối đến các thị trấn, thành phố cho người dân. Chỉ có như vậy mới giải quyết được rất nhiều vấn đề về nông nghiệp và sản lượng nông sản trồng ra. Hơn nữa phải làm thế nào để các doanh nghiệp hào hứng tham gia sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp - miếng bánh lớn và phân khúc lợi nhuận tốt trong chuỗi cung ứng như chúng ta hào hứng tham gia vào thị trường chứng khoán hay tài chính, thay vì hiện tại chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài hay các công ty đa quốc gia tham gia là chủ yếu!
Ví dụ nhỏ: Chỉ là một sản phẩm gạo, dân Nhật sản xuất không biết bao nhiêu loại bánh, và tìm cách bán. Họ bán sự đa dạng và sáng tạo trên loại bánh. Giá trị sẽ tăng cao thay vì chỉ đợi chờ bán gạo thô như chúng ta.