Còn "cửa" nào cho ứng dụng gọi xe Việt?

Cáp Tần 12/10/2018 15:08

Với tốc độ "đốt tiền" như thế, dễ thấy không một doanh nghiệp Việt nào có đủ lực đọ được với Grab.

Aber hôm qua tuyên bố tái xuất thị trường với mức chiết khấu hấp dẫn, chỉ bằng một nửa các hãng khác. FastGo liên minh với hơn 35 hãng taxi để cùng chung một ứng dụng gọi xe JustGo nhằm giảm chi phí, hạ giá cước. Tất cả để chống chọi lại Grab, tìm đường sống sót.

Còn cửa nào cho gọi xe Việt.

Còn cửa nào cho gọi xe Việt.

Có thể bạn quan tâm

  • Cargo: Startup giúp tài xế Uber, Grab “kinh doanh cửa hàng tiện lợi”

    04:28, 07/10/2018

  • CEO Grab đề xuất mở ví điện tử tại Việt Nam

    01:51, 03/10/2018

  • GrabFood “tấn công” thị trường Hà Nội

    19:48, 02/10/2018

  • Tiếp tục hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện giữa Vinasun và Grab

    16:09, 24/09/2018

  • Taxi truyền thống, Uber-Grab và "cuộc chiến pháp lý" thời 4.0

    17:57, 23/09/2018

  • Taxi truyền thống - Grab, Uber... và "cuộc chiến pháp lý" thời 4.0

    11:45, 23/09/2018

  • Thêm quy định quản lý thuế Facebook, Google, Grab...

    11:00, 19/09/2018

Kế hoạch còn chưa đi được đến đâu, họ vấp phải ngay thông tin chí mạng: Softbank đầu tư thêm 500 triệu đô cho Grab.

Tin này đủ làm nản lòng các hãng gọi xe nhăm nhe đấu với Grab trên thị trường Việt. Bởi tiền là điều kiện tiên quyết để đứng được trên mảng gọi xe. Nhiều tiền, rất rất nhiều tiền.

Do đặc thù của mô hình ứng dụng gọi xe, lợi nhuận trên mỗi cuốc xe nhỏ nên các hãng gọi xe phải mở rộng vô cùng lớn mới có thể có lãi. Điều này dẫn tới 2 việc:

Đủ tiền chịu lỗ nặng nhiều năm để mở rộng. Uber, cha đẻ của mô hình gọi xe, đã lỗ cả nửa tỉ đô trong những năm đầu hoạt động, và phải gần như độc quyền mới đủ quy mô.

Bởi thế, miếng bánh thị trường gọi xe không thể chia được cho nhiều người. Sẽ không có chuyện mỗi người chia nhau một mảng thị phần. Các hãng bắt buộc phải "một mất một còn" với nhau mới có thể tồn tại. Chúng ta đã thấy cuộc đấu quyết liệt giữa Grab với Uber trước đây, và hiện nay là Grab với Go-Việt.

Cuộc chiến tranh Grab và Uber không có hồi kết thúc.

Cuộc chiến tranh Grab và Uber không có hồi kết thúc.

Cuộc chiến gọi xe ở Việt Nam bây giờ đang là cuộc đua "đốt tiền". Tất cả các hãng đua nhau dìm giá, tăng khuyến mãi để hút khách, tuyển dụng tài xế, mở rộng thị trường tới điểm có lãi, và đốt tiền để "diệt" đối thủ nhằm độc quyền. Người sử dụng không lạ gì những cuốc xe 2.000, 5.000 đồng thời gian vừa qua. Rẻ như cho.

Cộng thêm 500 triệu đô mới đây của Softbank, Grab đã có tới 6.5 tỉ đô la. Đến cả Go-Việt có công ty mẹ Go-Jek trị giá 5 tỉ đô chống lưng, chỉ sau 3 tháng đọ sức với Grab đã thấy dấu hiệu hụt hơi.

Solfbank đầu tư thêm 500 triệu USD cho Grab.

Solfbank đầu tư thêm 500 triệu USD cho Grab.

Bởi vậy, chiến lược cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp Việt sẽ chỉ như muối bỏ biển, vô vọng và chẳng ăn thua gì với Grab. Nếu không có chiến lược đột phá nào khác, người ta sẽ lại sớm thấy startup Grab của Singapore độc quyền trên thị trường của quốc gia khởi nghiệp Việt Nam.

Cáp Tần