Tàu Cát Linh- Hà Đông: Thu chưa đủ vận hành, lấy gì trả nợ?
“Số tiền thu được từ tàu Cát Linh – Hà Đông không đủ để đáp ứng được chi phí vận hành chứ chưa nói đến trả lãi vốn vay từ ngân hàng Trung Quốc”.
TS Đinh Thế Hiển bày tỏ lo ngại khi trao đổi với báo chí về chi phí vận hành, trả nợ của Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Có thể bạn quan tâm
Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể cao hơn xe buýt khoảng hơn 40%
11:00, 27/09/2018
Tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức phục vụ người dân từ dịp Tết Nguyên đán
00:00, 21/09/2018
Đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông trong ngày đầu chạy thử
11:21, 20/09/2018
Hôm nay (20/9), dự án tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến
06:17, 20/09/2018
Sắp chạy thử toàn tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông
05:20, 24/08/2018
Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông có “về đích” đúng hẹn?
11:00, 13/05/2018
Bác tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông “vỡ” tiến độ đến 2021
01:18, 31/03/2018
Theo thông tin được công bố rộng rãi, để thực hiện Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD (trong đó, vay ODA của Chính phủ Trung Quốc là 419 triệu USD) đến nay đã tăng lên 891,92 triệu USD (tương đương 18.792 tỷ đồng, tăng thêm trên 40%) do chậm tiến độ.
Theo đó, số tiền mỗi kỳ phía Việt Nam phải trả cho China EximBank là 14,4 triệu USD, trung bình một năm, phía Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay (tương đương 1,8 tỷ đồng/ngày).
Như vậy, nếu cộng cả 2 khoản vay (khoản vay ban đầu và khoản vay phát sinh do chậm tiến độ), mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cả lãi, gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.
Trong khi đó, khảo sát ý kiến với khoảng 1.500 người là sinh viên, hộ dân sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (đơn vị khai thác dự án) đã khảo sát ý kiến với khoảng cho thấy, da số người dân được hỏi chấp nhận giá vé lượt đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt 30-37%, giá vé tháng cao hơn giá vé tháng xe buýt là 15%.
Theo tính toán, cho dù giá vé tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông có cao hơn xe buýt thông thường từ 35-37% thì cũng không thể tránh khỏi cảnh bù lỗ, bởi chi phí vận hành, lương cho nhân viên phục vụ tuyến đường sắt này quá lớn. Ước tính, mức lương trung bình 5.000.000 đồng/người/tháng thì 681 nhân viên mỗi tháng đã phải mất khoảng 3,5 tỷ đồng.
Trao đổi với Người đưa tin, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, chưa tính đến trả nợ, mà chỉ tính đến chi phí trả công nhân viên lên tới 681 người chưa kể điện nước... thì có thể sẽ phải bù lỗ thêm.
Theo ông Hiển, hiện nay, giá xe buýt ở Hà Nội hay TP.HCM người ta tính giá cạnh tranh mà mỗi năm vẫn phải bù lỗ hàng trăm tỷ đồng cho chi phí vận hành xe buýt. Mặc dù, nguồn thu từ các tuyến xe buýt là rất lớn vì hành khách đông mà vẫn phải bù lỗ thì khả năng dự án Cát Linh – Hà Đông phải bù lỗ là rất lớn.
Lo lắng của TS Đinh Thế Hiển hoàn toàn có căn cứ bởi một dự án đường sắt khi đưa vào vận hành đã thấy trước kết quả phải bù lỗ vì chi phí vận hành quá cao, lại thêm khoản nợ cả lãi và gốc khoảng 2,4 tỷ đồng mỗi ngày thì làm sao có thể không lo lắng?
Được biết, Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu là 552,86 triệu USD. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD. Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD).
Dự án có chiều dài 13 km, với 13 đoàn tàu, do công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo. Mỗi đoàn tàu có bốn toa xe với tổng chiều dài 79 m, trong đó toa đầu dài 20 m, toa giữa dài 19,5 m.
Tốc độ thiết kế tối đa của đoàn tàu là 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình lớn hơn hoặc bằng 35 km/giờ, sức chở khoảng 960 người, tối đa 1.326 người. Dự kiến khi đi vào khai thác ở giai đoạn đầu tần suất chạy tàu 5-6 phút/chuyến, về sau sẽ nâng lên 2-3 phút/chuyến, mỗi giờ vận chuyển tối đa được 28.500 hành khách.
Sáng ngày 20/9 vừa qua, 5 đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức chạy thử với tốc độ trung bình 32km/h, tối đa 65km/h. Việc tích hợp tất cả hệ thống để vận hành chạy như một đoàn tàu bình thường trong giai đoạn chạy thử là bước đệm cần thiết trước khi đưa đoàn tàu vào khai thác thương mại (khoảng 3-6 tháng sau ngày chạy thử).