“Rừng” điều kiện kinh doanh liên tục được phát quang
Việc Bộ Tài chính mới đây đưa ra dự thảo cắt giảm tới 117 điều kiện kinh doanh đang cho thấy “làn sóng” về cắt giảm điều kiện kinh doanh của các Bộ, ngành đang tiếp tục lan mạnh.
Nhưng để câu chuyện này hiệu quả thì ngay cả cộng đồng doanh nghiệp cũng phải vào cuộc.
Có thể bạn quan tâm
“Còn một số tồn tại trong cắt giảm điều kiện kinh doanh”
15:49, 03/11/2018
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Cần tính cách mạng trong cải cách
11:02, 03/11/2018
Các bộ ngành đã cắt giảm được 3.004 điều kiện kinh doanh
02:17, 02/11/2018
Điều kiện kinh doanh - cuộc chiến còn tiếp diễn
11:30, 26/10/2018
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Quan trọng là thực thi!
12:05, 25/10/2018
Bộ Công Thương sẽ cắt giảm thêm 202 điều kiện kinh doanh
06:30, 22/10/2018
Hiện Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ phê duyệt việc cắt giảm này, theo đó hàng loạt các lĩnh vực được cộng đồng doanh nghiệp mong đợi cắt giảm, giảm thiểu những khó khăn trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp như: kế toán, kiểm toán, xổ số, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, casino, đặt cược, dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm, thẩm định giá, chứng khoán. Trong số các lĩnh vực nêu trên, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được đề xuất cắt giảm nhiều nhất lên tới 19 điều kiện, đơn giản hóa 7 điều kiện
Dường như làn sóng thứ hai đang được các Bộ, ngành đẩy mạnh, hôm 1/11, Bộ GTVT cũng đã chính thức kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 60 thủ tục đường bộ. Cụ thể, Bộ GTVT đã kết nối chính thức 60/65 thủ tục thuộc lĩnh vực đường bộ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam và 63 sở GTVT cho người dân và doanh nghiệp… Đồng thời, Bộ này cũng đã có văn bản 11733/ BGTVT-TTCNTT phối hợp với Tổng cục Hải quan về kế hoạch đẩy mạnh kết nối thủ tục hành chính với Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và một cửa ASEAN, trong những tháng còn lại của năm 2018.
Trước đó, nhiều Bộ, ngành như Bộ GD ĐT, Bộ NNPTNT... cũng đẩy mạnh việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính mà Bộ mình quản lý.
Nhìn tổng thể, rõ ràng những nỗ lực từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành… trong câu chuyện này đang phát huy hiệu quả. Nhưng, để câu chuyện cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, một mình cơ quan quản lý sẽ khó có thể thành công. Lâu nay, câu chuyện doanh nghiệp “bôi trơn” để “được việc” vẫn tiếp tục diễn ra vì thực tế, doanh nghiệp nào cũng muốn công việc, dự án của mình được giải quyết nhanh.
Nói đúng ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần tham gia mạnh mẽ vào quá trình cắt giảm thủ tục hành chính bằng việc thay đổi tư duy và thói quen “lót tay”, “bôi trơn”, tiếp tay cho nhưng hành vi tiêu cực từ các cán bộ của cơ quan công quyền.
Muốn tạo lập môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, không chỉ cần sự thay đổi từ phía Chính phủ, bộ ngành, chính quyền các cấp, mà còn cần sự liêm chính ngay từ các doanh nghiệp.