Số hoá và câu chuyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quốc Anh 09/12/2018 05:00

Những cảnh báo rõ ràng việc các robot sẽ “cướp” việc làm của con người khiến thị trường lao động ở Việt Nam thực sự lo lắng.

2/3 người lao động Việt Nam dễ bị tổn thương trong sự biến đổi của công nghệ

Tại một Hội thảo về lao động gần đây, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Doãn Mậu Diệp đã cảnh báo về chất lượng nguồn nhân lực khi Việt Nam có tới 2/3 lao động dễ bị tổn thương trong sự biến đổi của công nghệ liên quan tới robot hóa, tự động hóa và internet vạn vật.

Lo ngại này của Thứ trưởng Diệp không phải không có cơ sở khi Việt Nam hiện có khoảng 56 triệu người trong độ tuổi lao động nhưng chỉ có 21,7% lao động đã qua đào tạo nhưng cán cân đào tạo lại nghiêng về đào tạo đại học, cao đẳng chiếm tới 12,9%.

Câu chuyện về “thừa thầy, thiếu thợ” ở Việt Nam không phải bây giờ mới được nhắc tới mà từ nhiều năm nay, ở rất nhiều diễn đàn về lao động, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cảnh báo nhưng dường như nó cũng không có mấy chuyển biến.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhân lực ngành sản xuất: thừa và thiếu

    10:40, 28/11/2018

  • Báo động kỹ năng tiếng Anh của nhân lực ngành Công nghệ thông tin

    16:34, 14/11/2018

  • Khan hiếm nhân lực chất lượng cao

    09:00, 31/10/2018

  • Chuẩn bị kỹ nhân lực cho thời kỳ 4.0

    10:23, 28/10/2018

  • VCCI hỗ trợ doanh nghiệp mô hình quản trị nguồn nhân lực

    12:52, 14/11/2018

  • Tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ngành kỹ thuật trang thiết bị y tế

    09:27, 14/10/2018

  • Nhiều nhà lãnh đạo đang hoang mang trên ‘giao lộ’ nguồn nhân lực

    06:09, 09/10/2018

  • Hơn 75% nhân lực ngành dệt may đi về đâu trong cuộc cách mạng 4.0?

    05:37, 27/09/2018

Đến nay, khi Việt Nam tham gia sâu vào các FTA, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những cảnh báo rõ ràng việc các robot sẽ “cướp” việc làm của con người thì mới thấy thực sự lo lắng cho thị trường lao động ở Việt Nam.

Đó là chưa kể, hiện năng suất lao động ở Việt Nam cũng đang bị xếp hạng thấp trong khu vực. Cụ thể, theo tính toán, năng suất lao động dựa trên tính toán thu nhập/đầu người/năm thì Việt Nam đang đạt 4.019 USD, trong khi Thái Lan là 11.633 USD, Malaysia là 20.095 USD, Hàn Quốc là 56.266 USD, Nhật là 72.342 USD và Singapore là 100.475 USD.

Dù rằng, các FTA cả song phương và đa phương đang ngày một nhiều cũng đồng nghĩa cơ hội tạo ra những việc làm mới sẽ nhiều lên. Đơn cử, các FTA mà Việt Nam đã ký kết có thể tạo ra thêm 14 triệu việc làm mới, hay CPTPP cũng tạo ra khoảng 20 ngàn việc làm vào năm 2020… Nhưng rõ ràng, với chất lượng lao động, năng suất lao động thấp thì Việt Nam cũng khó có thể tận dụng hết được các cơ hội.

Khảo sát của ManpowerGroup với 39.195 nhà tuyển dụng tại 43 quốc gia gần đây đã chỉ ra được bức tranh lao động toàn cầu, trong đó, thiếu kỹ năng mềm, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên ngành là những nội dung đáng quan ngại nhất hiện nay. Hơn 90% nhà tuyển dụng nói rằng, doanh nghiệp của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi số hóa trong vòng 2 năm tới.

Với vai trò là đại diện giới sử dụng lao động ở Việt Nam, nhiều năm nay VCCI cùng với các Bộ, ngành, địa phương… đã có nhiều sáng kiến để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đáng chú ý là VCCI đã thực hiện một số chương trình thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo của nhà trường. Đây có thể được xem là giải pháp khả thi để Việt Nam có nguồn lao động chất lượng cao, khi đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Quốc Anh