46 triệu xe máy sẽ bị thay bằng xe điện?
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 46 triệu xe máy, đứng thứ 4 trên thế giới. Các chuyên gia dự báo, xe điện sẽ là xu hướng tất yếu và bùng nổ, tại Việt Nam.
Các nhà khoa học đã báo động về tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như: benzene, nitơ oxit,…
Hàng năm, tại Việt Nam, các phương tiện giao thông đã thải ra sáu triệu tấn CO2, sáu mươi mốt nghìn tấn CO, ba mươi lăm nghìn tấn NO2, mười hai nghìn tấn SO2 và hơn hai mươi hai nghìn tấn CmHn. Nồng độ các chất có hại trong không khí ở các đô thị lớn vượt quá mức cho phép nhiều lần, riêng SO2 cao gấp 2-3 lần.
Có thể bạn quan tâm
2 năm 50 vụ ô nhiễm và sự cố môi trường nghiêm trọng
06:30, 10/12/2018
Nghệ An: Kiểm tra ô nhiễm tại nhà máy xi măng Sông Lam
11:05, 22/11/2018
Hà Nội kiểm tra xác định được 187 điểm đen về ô nhiễm môi trường
17:59, 19/11/2018
Ô nhiễm tại các dòng sông: Xử lý cách nào?
15:33, 31/10/2018
Hải Phòng: Đầu tư trên 200 tỷ đồng cải thiện ô nhiễm 2 làng nghề
00:00, 26/10/2018
Chùa Cầu (Hội An) sẽ hết ô nhiễm từ tháng 11 tới?
01:26, 25/10/2018
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị bằng việc khuyến khích các loại phương tiện thân thiện với môi trường, xe máy điện có thể là một giải pháp tối ưu tại Việt Nam. Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho rằng, ô nhiễm môi trường ở các đô thị, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội đang là một thách thức khi lượng xe máy, ôtô đang quá tải. Việc áp dụng công nghệ tạo ra các phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, thông qua đó giảm ô nhiễm môi trường không khí là một biện pháp đã được tính đến.
Trong đó, ở Hà Nội có khoảng 4,7 triệu xe máy, 0,7 triệu ôtô; Tp.HCM có khoảng 7 triệu xe máy, 1 triệu ôtô. Giao thông công cộng chậm phát triển mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đi lại. Về việc áp dụng nhiên liệu như xăng E5 năm 2018 mới triển khai, trong khi đó tiêu chuẩn khí thải Euro 4 vẫn bị bỏ ngỏ.
Tuy nhiên, với đặc điểm giao thông đô thị nhiều ngõ ngách của Việt Nam thì di chuyển ôtô rất không tiện và xe máy lại thuận tiện hơn. Do đó, trong tương lai, dù đô thị hoá thế nào thì xe máy vẫn tồn tại nhưng lúc này tỷ lệ xe chạy xăng sẽ giảm thấp xuống nhường chỗ cho xe máy điện. Thị trường xe máy điện tại Việt Nam có tiềm năng lớn, rộng mở.
Thực tế, ô nhiễm không khí ở đô thị do cở sở sản xuất hoặc khói bụi theo gió từ các nhà máy thép, xi măng, hoá chất… chưa chắc có thể so sánh với nguyên nhân đến từ các phương tiện giao thông chưa thân thiện môi trường. Do đó, nhu cầu phát triển các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường được đặt ra đối với các nhà làm chính sách.
PGS. Tạ Cao Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ (CTI) nhận định, Việt Nam là xã hội phụ thuộc rất nhiều vào xe máy nên việc bỏ ngay xe máy là điều không thể. Nhưng xe điện tại Việt Nam trong tương lai sẽ là xu hướng tất yếu và bùng nổ, đặc biệt là xe máy điện.