Kiều hối và động lực phát triển

Trương Khắc Trà 13/01/2019 05:34

Với con số kiều hối năm 2018 đạt mức kỷ lục 15,9 tỷ USD, tương đương 6,6% GDP, Việt Nam đang là một trong những quốc gia tăng trưởng kiều hối nhanh nhất thế giới, đạt khoảng 10% mỗi năm.

Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho kiều bào một cách rõ ràng hơn

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng chảy của kiều hối đã chuyển hướng

    16:03, 25/12/2018

  • Kiều hối 2018: Vẫn có cơ sở giữ vững phong độ

    16:14, 26/04/2018

  • Kiều hối sẽ tăng mạnh những tháng cuối năm

    14:40, 27/11/2017

  • Kiều hối đổ về TP HCM đạt hơn 2 tỷ USD trong 6 tháng

    15:08, 06/07/2017

Những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước. Bên cạnh đó, lượng cung ngoại tệ lớn từ kiều hối còn hỗ trợ tích cực duy trì ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá; góp phần giúp cán cân thanh toán tổng thể thặng dư. Nhờ kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng đôla Mỹ.

Tuy nhiên, đại bộ phận kiều hối lại chỉ rơi vào lĩnh vực sinh hoạt, đầu tư ngắn hạn, và đặc biệt là trả nợ ngân hàng. Tình hình bán lẻ cũng như sản xuất gần đây cho thấy lượng kiều hối này chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó.

Để hướng nguồn tiền này vào sản xuất kinh doanh, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho kiều bào một cách rõ ràng hơn. Ngoài việc nới rộng những điều kiện mang tính thủ tục, cần phải làm rõ kiều bào sẽ được hưởng lợi ích gì?

Chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nguồn kiều hối vẫn chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh thay vào đó người dân chủ yếu mua vàng dự trữ, mua bất động sản hoặc đổi sang tiền đồng để gửi ngân hàng hưởng lãi suất… Thay vì để người dân tự tìm kênh đầu tư (chủ yếu bất động sản), Chính phủ hoàn toàn có thể đưa ra chính sách thu hút đầu tư từ kiều hối vào khởi nghiệp, vào đầu tư sản xuất kinh doanh tạo việc làm, tạo thu nhập hay các dự án xây dựng đô thị thông minh, đô thị xanh…Những sách chính ưu đãi có thể được thông tin qua kênh như hội người Việt Nam ở các nước, đại sứ quán để thông tin các chính sách ưu đãi về đất, về vốn, về thuế...

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, Chính phủ có thể tham khảo các mô hình thành lập quỹ kiều hối. Tại Châu Mỹ, Quỹ đầu tư tương hỗ (MIF) thuộc Ngân hàng phát triển Châu Mỹ (IADB) đã liên kết với các ngân hàng của Brazil để thành lập các quỹ kiều hối cho các doanh nhân, thu hút các dòng kiều hối đầu tư vào những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 

Trương Khắc Trà