[CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Lạm bàn chuyện đạo đức văn hóa dịp Tết Cổ truyền

Sông Hàn 03/02/2019 05:00

Bước sang năm 2019, mặc dù còn rất nhiều những khó khăn, thử thách, chúng ta vẫn hy vọng bức tranh văn hóa nói chung, đạo đức xã hội nói riêng sẽ ngày càng sáng sủa và rõ nét hơn.

Năm hết Tết đến, chưa bao giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn nói nhiều đến đạo đức, văn hóa như một vấn đề “nóng”. Dẫn chứng tiêu biểu, nếu tra cụm từ “đạo đức xã hội xuống cấp” thì chỉ trong 0,31 giây đã có khoảng 20.900.000 kết quả. Con số này là chỉ báo cho thấy tình hình đã rất nghiêm trọng và nhức nhối của xã hội lúc bấy giờ.

Thực trạng đạo đức xã hội đang xuống cấp là có thật và chúng ta cần phải thừa nhận điều đó.

Khách quan mà nói, thực trạng đạo đức xã hội đang xuống cấp là có thật và chúng ta cần phải thừa nhận điều đó. Hàng ngày nhiều câu chuyện đau lòng vẫn xảy ra như thầy/cô đánh học sinh, học sinh đánh nhau, đánh lại cả thầy/cô; Người mẹ sinh con rồi bỏ rơi đâu đó dù xã hội phương Đông đề cao tình mẫu tử; Những vụ án giết người chỉ vì một vài lý do nhỏ nhặt đến khó tin. Cho đến tệ quan liêu, văn hóa “phong bì” ở môi trường hành chính công..v..v.

Xã hội đang có những biểu hiện rối loạn trong nhiều lĩnh vực. Trước đây, chúng ta còn nghèo, nhưng đạo đức xã hội vẫn được duy trì, văn hóa rất tốt. Bây giờ chúng ta thoát nghèo, thu nhập trung bình thì vấn đề nền tảng đạo đức của xã hội lại bị xuống cấp một cách trầm trọng.

Nói cách khác, chuyện “cơm áo gạo tiền” khiến một bộ phận người trở nên xấu xí. Đời sống kinh tế, vật chất tốt hơn, nhưng nhiều giá trị đạo đức, văn hoá cũng bắt đầu lu mờ. Có lẽ vì thế mà Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện mới phát biểu trước Nghị trường “nguyên nhân xuống cấp đạo đức, văn hóa là xuất phát từ vấn đề kinh tế”. Và cũng có lẽ, các đại biểu Quốc hội và cử tri sẽ không bao giờ quên lời phát biểu này.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành giáo dục và một năm buồn của những người thầy

    05:00, 31/12/2018

  • Cải cách giáo dục 2018: Thất bại với những đề án đổi mới, cải cách

    05:00, 30/12/2018

  • Giáo dục 2018 – Những vết thương trên cây người

    12:00, 28/12/2018

  • Một “rào cản” để thực hiện đổi mới giáo dục?!

    05:38, 10/12/2018

  • Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Muôn nẻo khó!

    15:20, 08/12/2018

  • Vụ cô giáo ra lệnh tát học trò 231 cái: "Cao trào" của phản giáo dục!

    06:00, 27/11/2018

  • Vấn đề “cỏn con” của ngành giáo dục!

    05:00, 20/11/2018

  • Muốn “chấn hưng” giáo dục trước tiên hãy đầu tư cho người dạy

    05:00, 01/11/2018

  • Phải tìm ra người chịu trách nhiệm về sai phạm trong giáo dục

    11:09, 26/10/2018

  • Vẽ "bức tranh" ngành Giáo dục qua lá phiếu

    06:03, 26/10/2018

  • Bộ Giáo dục lại nấu món “cơm đổi mới”?!

    05:00, 13/10/2018

Có một bộ phận cho rằng, cái gốc của vấn đề suy thoái đạo đức bắt nguồn từ giáo dục, ai cũng kêu là do giáo dục. Đúng là giáo dục, nhưng giáo dục từ đâu? Suy cho tường tận vấn đề, cá nhân người viết đồ rằng: Từ giáo dục của bộ phận người đó chỉ gói gọn trong việc “đem con bỏ chợ” (chợ ở đây là trường). Còn cái giáo dục cốt lõi, hình thành nhân cách của trẻ là giáo dục tại gia thì rất ít người dám nhìn thẳng sự thật để nói đến.

Xin phép được nói thẳng, một bộ phận người dân trong xã hội ngày nay đang quay cuồng theo đuổi các giá trị đậm tính vật chất. Kéo theo giáo dục trong gia đình bị thả nổi, giáo dục trong nhà trường thì đậm tính truyền đạt kiến thức. Nghĩa là, cái tam giác “gia đình - nhà trường - xã hội” chưa được gắn chặt trong giáo dục. Nên chỉ cần lỏng lẻo ở một khâu bất kỳ thì cả mắt xích ấy có nguy cơ đứt gãy bất cứ lúc nào.

Thật sự, đã và đang có rất nhiều trăn trở khi đạo đức xã hội đang có biểu hiện xuống cấp. PGS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhìn nhận “các hệ giá trị đang khủng hoảng khiến nhiều người mất niềm tin và lạc lối”. Và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Vấn đề này là trách nhiệm của nhiều cơ quan trong đó có cá nhân Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện, bởi Bộ này từ xưa vốn được coi là Bộ Lễ”.

Theo đó, văn hóa và đạo đức phải được chăm lo từ nền tảng: Con người, gia đình, dòng họ, quê hương, trong đó văn hóa gia đình là gốc. Bởi, gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị an ninh cơ cở và cũng là đơn vị văn hóa cơ cở. Mọi sự tốt đẹp hoặc đau buồn của quốc gia, dân tộc, thậm chí là của nhân loại đều luôn bắt đầu và xuất phát từ gia đình.

“Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Gia đình không yên thì xã hội không vui. Mặt khác đạo đức, văn hóa của xã hội còn lệ thuộc đạo đức văn hóa của chính đảng cầm quyền. Đây là hai cực quan trọng nhất mà chúng ta phải chăm lo để có một quốc gia giàu đạo đức, dày văn hóa” - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy.

Rõ ràng, “phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng tiền không thể mua được văn hóa, không thể mua được cái gọi xã hội lúc bấy giờ.

Chính vì thế, bước sang năm 2019, mặc dù còn rất nhiều những khó khăn, thử thách, chúng ta vẫn hy vọng bức tranh văn hóa nói chung, đạo đức xã hội nói riêng sẽ ngày càng sáng sủa và rõ nét hơn, góp phần tô thắm thêm truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, tạo động lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. 

Sông Hàn