Chiều cao có đo được phẩm chất, đạo đức, kiến thức của người thầy?

Sông Hàn 14/02/2019 15:09

Không có gì có thể đảm bảo, người thầy cao ráo, có ngoại hình đẹp sẽ yêu thương, tâm huyết với học trò hơn là người có chiều cao kém hơn.

Mới đây, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM thông báo về chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến trong năm 2019, trong đó Trường đưa ra điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên: Nam cao 1,55 m trở lên; Nữ cao 1,50 m trở lên. Quy định cao 1,5m trở lên mới được thi tuyển vào Sư phạm đang khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt.

Quy định cao 1,5m trở lên mới được thi tuyển vào Sư phạm đang khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt.

Trước phản ứng của dư luận, ngay lập tức, sáng 14/2, đại diện Ban tuyển sinh của ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, trường đã có điều chỉnh trong đề án tuyển sinh 2019 và đã bỏ điều kiện trên. Dẫu vậy, vẫn có nhiều vấn đề xung quanh được đặt ra.

Khách quan mà nói, một số ngành có quy định về ngoại hình như công an, quân đội, biên tập viên truyền hình. Vậy, tại sao ngành Sư phạm lại không được quy định? Vấn đề ở đây là quan điểm của từng trường. Nhà trường cũng chỉ mong muốn chọn ra được đội ngũ giáo viên tương lai tốt và phù hợp. Khi thực tế cũng cho thấy, có một số giáo viên có ngoại hình bé nhỏ sẽ gặp trở ngại khi dạy học vì bị lọt thỏm khi đứng trên lớp và giữa đám đông học sinh.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành giáo dục loay hoay bài toán “đào tạo nhân tài và giữ nhân tài”

    05:00, 02/01/2019

  • Ngành giáo dục và một năm buồn của những người thầy

    05:00, 31/12/2018

  • Cải cách giáo dục 2018: Thất bại với những đề án đổi mới, cải cách

    05:00, 30/12/2018

  • Giáo dục 2018 – Những vết thương trên cây người

    12:00, 28/12/2018

  • Một “rào cản” để thực hiện đổi mới giáo dục?!

    05:38, 10/12/2018

  • Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Muôn nẻo khó!

    15:20, 08/12/2018

  • Vụ cô giáo ra lệnh tát học trò 231 cái: "Cao trào" của phản giáo dục!

    06:00, 27/11/2018

  • Muốn “chấn hưng” giáo dục trước tiên hãy đầu tư cho người dạy

    05:00, 01/11/2018

  • Phải tìm ra người chịu trách nhiệm về sai phạm trong giáo dục

    11:09, 26/10/2018

  • Vẽ "bức tranh" ngành Giáo dục qua lá phiếu

    06:03, 26/10/2018

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Quy chế tuyển sinh cho phép các trường đại học được yêu cầu sơ tuyển. Thí sinh phải đạt yêu cầu sơ tuyển của trường. Tuy nhiên, các quy định của trường phải đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội cho các thí sinh, không được thể hiện chính sách phân biệt đối xử và nên giải trình rõ để tạo sự đồng thuận trong xã hội”.

Chiếu theo “Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa cụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013” thì điều kiện đó có vẻ như trái ngược. Cụ thể, Điều 37 có điểm quy định “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”. Và Điều 39 cũng chỉ rằng “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.

Dĩ nhiên thầy/cô giáo đẹp cũng là một ưu thế khi đứng lớp, nhưng đó không phải là điều kiện cần. Bởi vì, không có gì có thể đảm bảo, một người cao ráo, có ngoại hình đẹp đẽ thì sẽ yêu thương, tâm huyết với học trò hơn là người có chiều cao kém hơn.

Trong khi, với người thầy, kiến thức họ truyền thụ và cái tâm với học sinh vẫn là điều đáng trân trọng nhất. Tuyển chọn người chân dài vào đứng trên bục giảng, nhưng nếu đạo đức không tốt, bạo hành, đánh mắng học sinh, kiến thức lỗ chỗ, không có kỹ năng sư phạm thì cuối cùng, học trò vẫn là người chịu thiệt.

Có người nói: “Người khuyết tật có thể trở thành thầy cô giáo, chỉ cần họ truyền tải được đạo đức và kiến thức cho người khác. Mình không hiểu tại sao lại phải cao trên 1,50 m mới được làm giáo viên?”.

Cũng nhìn từ thực tế của ngành Sư phạm, nghề giáo hiện nay được coi là nghề nhiều áp lực. Áp lực đến từ các cấp phòng, sở, từ hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh và xã hội. Đặc biệt, nghề “gõ đầu trẻ” bây giờ ít được coi trọng như xưa. Bên cạnh những vấn đề trên, câu chuyện tiền lương nghề giáo thấp chiếm một phần nguyên nhân khiến điểm chuẩn thấp.

Đặc biệt, chuyện thí sinh chỉ cần 3 điểm/môn là đỗ ngành sư phạm là điều không thể chấp nhận. Đây chính là thảm họa của ngành giáo dục. Bởi lẽ, giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của một quốc gia. Để đào tạo một giáo viên có năng lực và phẩm chất tốt thì chất lượng đầu vào phải tốt. Khi lấy điểm đầu vào quá thấp, chắc chắn sẽ không một cơ sở đào tạo nào có thể đào tạo được những giáo viên có chất lượng.

Nói ra những điều đó để biết rằng, người thầy là gốc trong đổi mới giáo dục. Tức là, bản thân các Trường Sư phạm nói riêng và cấp quản lý có trách nhiệm nói chung phải chú trọng giải quyết được những vấn đề căn cơ, cơ bản nhất của người thầy hiện nay đó là chất lượng chuyên môn và chất lượng cuộc sống.

Khi thỏa mãn được những yêu cầu cơ bản đó, thì hãy xét đến yếu tố thể hình. Chứ loại bỏ học sinh vào ngành sư phạm dựa trên thể hình là phản giáo dục. Vì chiều cao không đo được phẩm chất, đạo đức, kiến thức của người thầy!

Sông Hàn