Chuyện “cầu  an” mùa  lễ hội

Sông Hàn 15/02/2019 05:10

Con người cứ nườm nượp đi cầu an mà không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi đạo đức, chuẩn mực trong lời nói, hành động, sẻ chia, giúp đỡ người khác… thì chẳng có an vui nào tìm đến.

Khi tâm bình an, chúng ta sẽ có Phật trong lòng, có niết bàn ngay giữa cuộc đời này.

Sau những ngày Tết, người dân cả nước đang bước vào những ngày vui mới, đó là mùa của những lễ hội truyền thống ở các địa phương trong cả nước. Vui xuân, vui hội, cầu an… chính là gìn giữ, thể hiện nét văn hóa của mỗi người và của cả cộng đồng.

Nào là Lễ hội chùa Hương, chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt. Cho đến  Hội xuân Yên Tử 2019 sẽ được tổ chức vào ngày 14/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Rồi, Hội Gióng - Đền Sóc sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21 - 23/2. Lễ hội khai ấn Đền Trần đã chuẩn bị đủ số lượng ấn và bắt đầu phát từ 5 giờ ngày 15 tháng Giêng cho đến khi hết ấn..v..v.

Có thể bạn quan tâm

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Khai hội Xuân Yên Tử: Khoảnh khắc giao thoa Đất - Trời

    06:07, 14/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tản mạn về chiếc áo dài

    04:27, 13/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đầu năm, về chợ Viềng để "mua may bán rủi"

    16:09, 12/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đi săn hải sâm giữa biển Hoàng Sa

    11:03, 11/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tây Bắc dọc đường Xuân

    21:12, 10/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Nuôi “heo vàng” trên đảo Trường Sa

    05:03, 10/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đầu năm “chơi” hội chùa Keo

    20:53, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đầu xuân vãn cảnh Lôi Âm Tự

    07:00, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Biển gọi xuân về trên Đảo Ngọc

    06:09, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Chuyện buồn ngày Tết

    06:00, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Gom chút mùa Xuân

    05:07, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Một kiếp Nhân sinh được bao lần đón nhận Xuân về?

    20:40, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tiễn tổ tiên trong mâm cỗ hóa vàng!

    14:57, 07/02/2019

Thừa nhận, ý nghĩa phần lễ trong các lễ hội mùa xuân không chỉ thuần túy mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đậm nét đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng có công xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, những bậc tiền nhân có công lớn trong việc khai hoang, mở đất, chiêu dân, lập ấp, truyền nghề mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Người dân đến với lễ hội, tham gia vào lễ hội như là một nhu cầu tự thân, với tâm nguyện tốt lành và hướng thiện

Tuy nhiên, hãy còn có rất nhiều người hiểu sai, làm sai ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, đặt niềm tin không đúng chỗ rồi có những việc làm, hành động phản cảm, thiếu văn hóa, trái đạo lý mang tính vụ lợi, bạo lực và mê tín dị đoan khiến cho lễ hội bị biến tướng, xô bồ xô bộn, không còn giữ được sự trang nghiêm, thành kính vốn có của nó.

Thậm chí, còn cảnh nhiều người đến chùa chen lấn, thậm chí giẫm đạp nhau để vái lạy, đặt tiền, đặt lễ vẫn còn. Trong màn hương khói nghi ngút đến nghẹt thở ấy, những tiếng thầm thì đang mưu cầu điều gì? Tiền tài vật chất, thăng quan tiến chức, làm ăn buôn bán hanh thông…?  Có phải lễ càng to, đi càng nhiều chùa, thì càng thụ hưởng được nhiều lộc?

Theo đó, để chấn chỉnh tốt công tác quản lý các lễ hội, hạn chế các “hạt sạn” văn hóa, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. Để thực hiện tốt nhất yêu cầu của Thủ tướng trong hoạt động quản lý lễ hội, không để xảy ra các hiện tượng phản cảm trong lễ hội.

Phải nói rằng, nhu cầu tâm linh là một nhu cầu tự nhiên của hầu hết tất cả các cộng đồng, nhưng trong xã hội văn minh hiện nay, mỗi người cần tỉnh táo để đừng biến những hiện tượng bình thường thành chuyện “huyền bí” và đừng để sự mê tín làm mất đi vẻ đẹp tâm linh trong đời sống văn hóa người Việt.

Song song với nhu cầu đó là thuyết Nhân – Quả, một giá trị mang tính cốt lõi của đạo Phật. Nhìn vào thực tế, người Việt Nam ta thường nhắc nhau những câu như “gieo nhân nào gặt quả ấy”, “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”… để răn dạy bản thân và con cháu. Con người cứ nườm nượp đi cầu an mà không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi đạo đức, chuẩn mực trong lời nói, hành động, sẻ chia, giúp đỡ người khác… thì chẳng có an vui nào tìm đến, thậm chí, có khi còn chuốc họa vào thân bởi những lời nói, việc làm chướng tai, gai mắt.

Hơn nữa, hai chữ “bình an” là điều Phật sẽ ban cho chúng ta, không phải mâm cao cỗ đầy, không phải vàng mã chất chồng,.. là được bình an, tài lộc. Để có tâm bình an phải có trí tuệ và biết buông bỏ tham - sân- si. Khi tâm bình an, chúng ta sẽ có Phật trong lòng, có niết bàn ngay giữa cuộc đời này, khi loại bỏ được sân hận, ganh ghét, biết sống yêu thương.

Điều này cũng có nghĩa, sau mỗi đợt lễ chùa, mỗi con người cần có cái nhìn, hành động hướng thiện, có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. Đó mới là “gieo nhân ái gặt yêu thương”!

Sông Hàn