Cải cách hành chính: Câu chuyện... dài tập!
Làm thế nào để đội ngũ cán bộ công chức nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ nhân dân vẫn là câu chuyện dài tập của cải cách hành chính (CCHC).
Tham nhũng vặt là vấn đề "nhỏ mà không nhỏ" của thủ tục hành chính.
Tại Hội nghị của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ, nhằm triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh đến phương châm hành động 12 chữ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.
Tuy nhiên, người dân lại quan tâm và vui mừng khi người đứng đầu Chính phủ đề cập tới vấn đề “nhỏ mà không nhỏ” của thủ tục hành chính hiện nay đó là hiện tượng “tham nhũng vặt”. Theo đó, Thủ tướng nói: “Nếu khai tử mà cũng phải đi mấy vòng để làm giấy báo tử thì làm sao dân tin vào một chính quyền như vậy”.
Vâng! Cái chuyện “đi mấy vòng” để làm một cái giấy chứng tử chỉ là một góc khuất trong nền hành chính mà bất cứ người dân nào, doanh nghiệp nào cũng biết, cũng thấy. Việc này ít nhiều cũng đặt ra chúng ta một vấn đề: Liệu CCHC vẫn là khâu "cửa miệng" phần nhiều?!
Khách quan mà nói, CCHC được coi là công tác có tính “cấp bách” từ rất lâu. Vì nó là công cụ của nhà nước có chức năng cho phép vận hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế và đời sống xã hội. Thực tế ngày càng đòi hỏi bộ máy hành chính phải linh hoạt hơn mới theo kịp sự biến động rất nhanh của sự phát triển.
Và không thể phủ nhận lĩnh vực hành chính có những bước tiến nhất định. Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết 01 và 19 năm 2018; năm 2019 ban hành Nghị quyết 01 và 02, trong đó có nội dung quan trọng là thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và xử lý vi phạm trong bộ máy hành chính.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục hành chính vẫn… hành là chính
06:50, 15/02/2019
Thủ tục hành chính về đất đai tiếp tục làm khó doanh nghiệp
06:16, 17/01/2019
Nghệ An: Quyết tâm dẹp “ra giá, đặt hàng” trong giải quyết thủ tục hành chính
01:37, 03/01/2019
Cắt giảm thủ tục hành chính trong kinh doanh còn chậm và chưa đi vào thực chất
02:49, 18/12/2018
Không ban hành thủ tục hành chính không cần thiết làm nặng gánh cho doanh nghiệp
09:59, 19/11/2018
Loại bỏ cơ chế “bôi trơn” trong thủ tục hành chính
10:07, 19/10/2018
Xóa “điểm nghẽn” thủ tục hành chính
11:22, 05/10/2018
Chậm giải quyết vướng mắc, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
06:00, 09/09/2018
Cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn “hành là chính”
07:59, 04/09/2018
Thủ tục hành chính lĩnh vực nào “ngốn” nhiều chi phí nhất của doanh nghiệp?
09:33, 17/08/2018
Thủ tục hành chính, “bóp” đầu “nở” đuôi?
05:00, 13/08/2018
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, năm 2018, mức độ tiếp cận dịch vụ công điện tử của người dân Việt Nam tăng 29 bậc. Những thành quả của CCHC đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước năm qua, nổi bật là môi trường đầu tư kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào Đảng, Nhà nước, bộ máy hành chính. Đây là thông tin vui, nhưng Thủ tướng nêu rõ không được chủ quan về kết quả này.
Người đứng đầu Chính phủ nói không được thỏa mãn, chủ quan với kết quả đó là đúng. Bởi, hiện một số thủ tục đã không thể “hành là chính” được nữa vì đã được xử lý điện tử hóa. Nhưng, công nghệ vẫn còn là phương tiện và công cụ do con người sử dụng mới phát huy tác dụng ở khía cạnh rút ngắn thời gian xử lý thành văn bản sau khi hồ sơ đã được lựa chọn, phê duyệt.
Còn khâu lựa chọn, xét duyệt vẫn là khu vực mà một bộ phận công chức thoái hóa có thể lợi dụng để gây phiền hà với mục đích kiếm tiền hối lộ, bôi trơn của các doanh nghiệp và của người dân, khiến người dân, doanh nghiệp bức xúc.
Tức là, mặc dù quy định đã có nhưng nhiều doanh nghiệp khi làm thủ tục tại cơ quan nhà nước vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Không ít cá nhân doanh nghiệp vẫn bị các cơ quan cho “ăn hành”. Có lẽ thế mà đã có một số ý kiến cho rằng: “Muốn loại trừ sự nhũng nhiễu phiền hà của công chức thì người dân phải kiên quyết không đưa tiền khi bị đòi hỏi và không tự động đưa tiền “bôi trơn”. Điều đó hoàn toàn đúng với logic đơn giản. Nhưng trên thực tế thì hầu như không diễn ra được, hoặc có thì chỉ là rất cá biệt...”.
Tuy nhiên, “đời không như là mơ” khi người dân vẫn phải đối mặt với thực tại khá phiền toái từ một bộ phận cán bộ công chức. Nghĩa là, khi cá nhân, doanh nghiệp có tiền, khi có quan hệ thì dù hồ sơ có những lỗ hổng to “như con voi”, dù hồ sơ có những thiếu sót lớn thì nó vẫn ngang nhiên “chui lọt” khi qua "cửa" của cán bộ thoái hoá, biến chất.
Nói đâu xa xôi, một thí dụ điển hình cho việc bắt dân đi “lòng vòng”, mà không chịu “đi vòng” thì chỉ có nước “đợi nước chờ” đó là việc Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong quá xấu hổ, không dám ký vì cấp dưới “om” hồ sơ của doanh nghiệp đến 1,5 năm đang làm nóng mạng xã hội, diễn đàn thông tấn những ngày gần đây..v..v.
Nên, trở lại với vấn đề “không được để dân đi lòng vòng vì thủ tục hành chính” của Thủ tướng, và cái sự “xấu hổ” của Chủ tịch TP Hồ Chí Minh, đúng là với dư luận thì chỉ “xấu hổ, khiển trách, rút kinh nghiệm” thôi vẫn chưa đủ. Cần phải xử lý bộ phận cán bộ “hành” cho người dân, doanh nghiệp khổ sở mới là cái đáng nói, đáng bàn, đáng làm bây giờ.
Thành thử, câu chuyện làm thế nào để đội ngũ cán bộ công chức nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ nhân dân. Phấn đấu luôn là những "đầy tớ”, “công bộc” của nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân… vẫn là câu chuyện dài tập của CCHC.
Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng, phải luôn nêu gương sáng cho quần chúng học tập, noi theo. Phải “tắm mình” trong thực tiễn sôi động của hiện thực, của nhân dân thì mới hết thói quan liêu, cửa quyền. Bằng không, CCHC của chúng ta bấy lâu nay vẫn là khâu cửa miệng phần nhiều mà thôi?!