[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Kỳ vọng con đường HÒA BÌNH
Con đường HÒA BÌNH tuy không có hình hài kích thước nhưng nó được xây bằng vô số sức vóc, là ước vọng của nhân loại tiến bộ từ xưa đến nay.
Một nhà ga cổ kính ngót 100 năm kể từ khi nó được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, những ngày này được tu sửa chỉnh trang tươi mới để đón chào một sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế.
Lãnh đạo của một đất nước thường được gọi là bí ẩn nhất thế giới, di chuyển trên một đoàn tàu bọc thép kiên cố, dừng chân ở một địa điểm đã phủ lên mình dấu ấn thời gian. Nhưng mọi thứ dường như không cho thấy không khí nặng nề.
Là lần đầu tiên mà người ta thấy hình ảnh một lãnh đạo kín tiếng như ông Kim Jong-un mặt tươi cười, vẫy tay chào người dân Việt Nam qua ô cửa của chiếc siêu xe bọc thép. Đó là điều mà ông Kim chưa hề làm trong những chuyến công du nước ngoài.
Hình ảnh đó cho thấy điều gì? Rất nhiều tầng lớp ngữ nghĩa, song nó khẳng định một niềm tin vào sự thân thiện của Việt Nam, rằng ở đây ông được bảo vệ không những chỉ bằng mật vụ, phương tiện, mà bằng cả không khí yên ổn dễ chịu.
Người Mỹ đã đúng khi chọn Việt Nam để trở lại trong một nỗ lực thu xếp hòa bình với một bên thứ ba. Và người Việt Nam luôn sẵn sàng cho thấy, chúng ta dù chưa mạnh về kinh tế, song khát khao xây dựng một đất nước thái bình đang từng ngày khiến cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận - đó là nội lực để tồn tại trong một thế giới ngày càng biến đổi khó lường.
Không tự nhiên mà ông Obama có thể thoải mái đi bộ trên đường phố Hà Nội, thong thả bên bát bún chả đặc sản; Thủ tướng Canada, Justin Trudeau uống cafe vỉa hè ở Quận 1 TPHCM; nguyên thủ một nước giàu có như Australia cảm thấy thích thú với bánh mì Đà Nẵng trong một lều quán tưởng chừng chỉ dành cho giới lao động nghèo khổ…
Từ những hoạt động gần gũi cho đến thái độ đặc biệt cởi mở của ông Kim Jong-un đã là những khẳng định chắc nịch về một Việt Nam luôn có cái nhìn đầy thiện chí với triết lý “thêm bạn bớt thù”.
Có thể bạn quan tâm
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Tổng thống D. Trump đã về tới khách sạn JW Marriott
22:10, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Người dân háo hức chờ đón Tổng thống Mỹ Donald Trump
20:30, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] "Siêu xe" The Beast lên đường đón Tổng thống D. Trump
19:20, 26/02/2019
Bộ tem chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều có gì đặc biệt?
17:02, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng gì?
14:54, 26/02/2019
[Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Cơ hội “một vốn bốn lời” của Việt Nam
14:53, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra chỉ thị “nóng”
13:30, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Kỳ vọng về Tuyên bố Hà Nội!
12:30, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Lịch trình ngày đầu tiên
11:48, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Đoàn xe của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un về tới khách sạn Melia
11:00, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Người dân Thủ đô chờ đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un
09:01, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới Việt Nam
08:31, 26/02/2019
Quan hệ Mỹ - Triều dưới góc nhìn chuyên gia
06:00, 26/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Cơ hội lịch sử của Việt Nam
01:23, 26/02/2019
Sự thiện lành, gần gũi là bước đệm mạnh mẽ nhất để đi đến thái bình thịnh trị, nó có sức mạnh hơn tất cả mọi đạo quân hùng mạnh.
Vào lúc 12h34, ngày 26/2 (giờ Washington), ông Trump lên chuyên cơ Air Force One, rời Căn cứ Không quân Andrews ở bang Maryland để bắt đầu chuyến đi tới Việt Nam.
Ngồi trên máy bay, ông Trump đăng dòng tweet bày tỏ sự lạc quan: “(Tôi) đang trên đường tới Việt Nam để gặp ông Kim Jong-un, mong chờ một cuộc gặp thượng đỉnh rất hiệu quả”.
Năm 2006, Tổng thống Mỹ, G.W. Bush sang thăm Việt Nam, bối cảnh ngày đó không giống lúc này, nhưng người dân Việt Nam vẫn dành cho nguyên thủ Mỹ một tình cảm nồng hậu, quý mến khách. Cũng tham chiến tại Việt Nam, nhưng người Mỹ có một tâm thế hoàn toàn khác khi công du ở Trung Đông, Ả rập.
Ông Kim Jong-un sáng ngày 26/2 từ Đồng Đăng về Hà Nội đi qua nhiều tỉnh thành, hai bên đường là những lá cờ Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ vẫy gọi như một thống điệp hòa bình mãnh liệt nhất.
Bất kể hội nghị Thượng đỉnh lần này có kết quả thế nào thì tinh thần Việt Nam đã thực sự tạo thành chất xúc tác quan trọng để các bên xích lại gần nhau hơn.
Con đường hòa bình tuy không có kích thước hình hài nhưng được xây bằng vô số sức vóc, không một quốc gia dân tộc nào có thể mua được hòa bình bằng sự giàu có mà thiếu đi cái nhìn tân tiến về một thế giới đại đồng.
Con đường hòa bình cho mọi dân tộc có quá xa xôi? Hẳn nhiên, nó không thể nảy sinh trên thái độ thù địch lẫn nhau, hòa bình - cần có khát khao chảy trong huyết quản mỗi người dân, cái nhìn trân trọng của những nhà lãnh đạo, như vậy có phải quá khó?.
Ở Việt Nam, mọi thứ hoàn toàn khác, không có nghĩa người Việt Nam quên lịch sử, nhưng chúng ta biết cách xếp những trang sử vào một nơi thiêng liêng nhất để hòa vào dòng chảy thời cuộc.
Hy vọng lần này, ở một đất nước hòa bình - không khí hòa bình được lan tỏa đến nhân dân Triều Tiên, nhân dân Mỹ, mà những nhà lãnh đạo của họ vượt trùng dương xa xôi đến đây cốt chỉ để tìm kiếm.