Xây bãi xe ngầm trong công viên Cầu Giấy: Lợi ích của người dân bị “bỏ quên”?

Sông Hàn 15/03/2019 05:00

Trong khi tỉ lệ cây xanh vẫn còn ở mức thấp, thì hiện nay nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang bị chiếm dụng một cách vô tội vạ.

Điều này, không chỉ dẫn đến tình trạng hạ tầng đô thị thiếu đồng đều, không gian xanh ngày càng thiếu hụt, mà còn gây bức xúc cho cộng đồng, xã hội.

Cổng chính vào Công viên Cầu Giấy.

Câu chuyện chủ đầu tư và chính quyền phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang tổ chức lấy ý kiến dân cư về việc chuyển đổi 1,45ha đất công viên Cầu Giấy để làm bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch thương mại đã và đang nhận được sự không đồng tình của người dân, cũng các chuyên gia.

Trong những năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến diện mạo đô thị không ngừng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại mà Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… là những hình ảnh tiêu biểu, sinh động. Và việc phát triển không gian ngầm đô thị là giải pháp mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang làm nhằm giải quyết vấn đề căng thẳng đất đai tại các đô thị. Lựa chọn xây dựng hạ tầng ngầm sẽ tiết kiệm không gian mặt đất, đảm bảo cảnh quan…

Có thể bạn quan tâm

  • Công viên cây xanh hay điểm kinh doanh của “nhóm lợi ích” (Kỳ II): “Xẻ thịt" đất công viên để hốt bạc?

    06:30, 14/02/2019

  • TP HCM: Công viên cây xanh hay điểm kinh doanh của “nhóm lợi ích”?

    06:30, 24/12/2018

  • Khách du lịch trồng cây xanh bảo vệ thiên nhiên tại Đà Nẵng

    16:41, 18/08/2017

  • TP HCM “hạ” 143 cây xanh để làm cầu Thủ Thiêm 2

    02:46, 06/07/2017

  • Chủ tịch Hà Nội: Không có chuyện chặt thế cây xanh ở hồ Gươm

    17:34, 05/07/2017

  • Hà Nội nóng kỷ lục có nguyên nhân từ lấp ao hồ, cây xanh

    15:28, 23/06/2017

  • Bất khả kháng mới chặt hạ hơn 1000 cây xanh

    16:17, 06/06/2017

Cuộc sống con người không chỉ là ăn uống mà còn nhiều nhu cầu khác, trong đó có hít thở không khí trong lành nên cây xanh là một bộ phận không thể thiếu. Trước đây, Hà Nội là vùng đất từng có nhiều sông, hồ và cây cối, môi trường ít bị ô nhiễm. Tuy nhiên, trong sự phát triển ấy, thành phố lại bị mất thêm nhiều cây xanh cổ thụ, vốn được coi là “lá phổi” giúp điều hòa môi trường sống tự nhiên và cân bằng hệ sinh thái tốt nhất.

Theo thống kê của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), chỉ tiêu cây xanh tối thiểu của LHQ là 10m²/người và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới là 20 - 25m²/người. Trong khi đó, tỷ lệ cây xanh/người dân ở Hà Nội là 2 - 3m²/người, nghĩa là tỷ lệ cây xanh đô thị ở Hà Nội thấp hơn nhiều so tiêu chuẩn thế giới.

Quy hoạch đô thị cần phải đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu. Chúng ta có thể học tập Singapore, một đất nước nhỏ nhưng mật độ cây xanh lại lớn nhất so với các khu đô thị trên thế giới. Đây là bài học để chúng ta có thể giảm mật độ xây dựng, tăng chiều cao để tạo ra hệ số nén trong trung tâm và trồng cây xanh chứ không nên rải đều.

Đáng quan tâm ở chỗ, TP. Hà Nội đã đặt ra mục tiêu quan trọng, đó là trồng thêm 1 triệu cây xanh đến năm 2020; Xây dựng mới 20 - 25 công viên trong đó có 5 công viên đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưng, ở Thủ đô vấn đề này chưa quan tâm đúng mức, trồng cây xanh chưa đúng cách, thiếu quy hoạch về cây xanh... dẫn đến tỷ lệ cây xanh ở đô thị còn thấp. Và mục tiêu trên có vẻ quá xa vời so với sự vận động từ thực tiễn.

Theo đó, dự định xây bãi xe ngầm kết hơp trung tâm thương mại ở công viên Cầu Giấy bị phản đối như lẽ đương nhiên. Bởi, Hà Nội đang thiếu cây xanh, chỗ đỗ xe, chứ không thiếu trung tâm thương mại hay siêu thị. Đây là nơi người dân vui chơi, vận động sau những ngày làm việc vất vả, bây giờ tự nhiên mọc lên một bãi đỗ ngầm chiếm một khoảng công viên thì thật sự rất chướng mắt.

Chưa nói tới việc cảnh quan của công viên bị ảnh hưởng, chỉ tính tới việc hàng ngàn xe đổ về kèm theo khói bụi và tiếng ồn đã khiến người dân cảm thấy khó chịu rồi. Chẳng lẽ, quỹ đất trên bàn quận eo hẹp đến mức phải xây bãi đỗ ngầm và trung tâm thương mại trong công viên Cầu Giấy?

Hơn nữa, dự án được xây nổi sẽ có nguy cơ thu hẹp diện tích khuôn viên, khu vui chơi của người dân. Điều đó, không thể chấp nhận được, không khác nào Hà Nội đang lấy đi quyền lợi của người dân và giao cho doanh nghiệp. “Xây trung tâm thương mại trong công viên, phải chăng Hà Nội đang giúp chủ đầu tư né tiền giải phóng mặt bằng? Có hay không vấn đề lợi ích nhóm mà bỏ quên lợi ích của người dân?”- một chuyên gia nêu quan điểm.

Cho nên, vấn đề mà người dân khúc mắc là: Nếu đã nói xây bãi đỗ xe ngầm vì nhu cầu của người dân vậy tại sao lại gắn nó với trung tâm thương mại? Bài học công viên Tuổi trẻ , công viên Thống Nhất bị “xẻ thịt” vẫn còn đó, bây giờ là công viên Cầu Giấy, liệu có liên quan đến nhóm lợi ích trong dự án này hay không?

Phải chăng, đối với” nhóm lợi ích” thì bất cứ nơi công cộng nào cũng có thể biến thành nơi làm dich vụ để kiếm tiền đút túi, họ không cần quan tâm đến lợi ích của cộng đồng?

Sông Hàn