Thực phẩm bẩn và dấu hỏi lớn về công tác quản lý
Thực phẩm bẩn đang là vấn nạn quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân và để lại vô vàn hệ lụy xã hội.
Sự việc hàng trăm cháu nhỏ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) dương tính với sán lợn không chỉ rúng lên hồi chuông báo động mà còn để lại dấu hỏi quá lớn về công tác quản lý.
Có thể bạn quan tâm
Vụ trẻ nhiễm sán lợn: Đình chỉ công tác lãnh đạo trường Thanh Khương và nhiều cán bộ
17:25, 19/03/2019
Vụ trẻ nhiễm sán lợn: Trường không lưu mẫu thực phẩm là vi phạm pháp luật
16:24, 19/03/2019
Doanh nghiệp thịt lợn sụt giảm 50% sản lượng tiêu thụ vì… dịch tả lợn và sán lợn
15:30, 19/03/2019
Vụ trẻ nhiễm sán lợn: "Thực phẩm trường Thanh Khương đạt chỉ tiêu an toàn"?
10:44, 19/03/2019
Trẻ nhiễm sán lợn: Ai chịu trách nhiệm?
05:00, 19/03/2019
Trẻ bị nhiễm sán lợn: Bài học đạo đức người kinh doanh
21:34, 18/03/2019
Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm!
15:13, 18/03/2019
Trẻ nhiễm sán lợn: Ai tiếp tay cho tội ác?
05:00, 18/03/2019
Thêm hồi chuông báo động
Mọi người thường nói đùa mà như thật với nhau rằng bây giờ ăn cũng chết mà không ăn cũng chết. Cứ nhìn mà xem, rau củ quả bày bán tràn lan nhưng rất khó nói là an toàn. Rồi thịt gà, vịt, heo… bẩn tràn lan khắp mọi ngõ ngách xóm làng thôn bản, phố phường đô thị mà công tác kiểm tra giám sát dường như quá lỏng lẻo.
Hàng nghìn cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm trên cả nước từ hợp pháp cho đến bất hợp pháp liệu có được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm?
Để rồi cho ra vô số sản phẩm mà người dân luôn đặt vào đó dấu hỏi. Rồi quán ăn, nhà hàng, hàng rong, trường học, bệnh viện, công ty… tất cả đều có nguy cơ bị thực phẩm bẩn xâm nhập.
Thời gian qua, trên khắp cả nước đã phát hiện hàng trăm vụ buôn bán thực phẩm bẩn lớn nhỏ. Trong số đó có bao nhiêu phần trăm “công trạng” thuộc về cơ quan chức năng?
Đơn cử như, sự vụ ở Thuận Thành, Bắc Ninh cũng do các phụ huynh phát hiện, kiên trì đấu tranh, bất chấp hiểm nguy để đưa vụ việc ra ánh sáng. B ản thân gia đình họ phải nghỉ làm, nghỉ học, mất tiền… bao giờ được bù đắp?
Tư duy quản lý còn thụ động
Tuy nhiên, mấy ngày trôi qua, cơ quan chức năng địa phương không một ai lên tiếng trấn an dư luận. Cho đến khi phụ huynh đưa con mình đi xét nghiệm có kết quả dương tính được đưa lên mặt báo và mạng xã hội thì mới được quan tâm.
Lúc này sự việc trở thành “con sóng thần” mạnh, lan rộng khắp nơi - có nguy cơ gây khủng hoảng ngành chăn nuôi lợn. Thủ tướng cũng phải yên lòng dân bằng việc trực tiếp chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc.
Như vậy, có thể thấy vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là rất thụ động. Trong khi vấn đề đã quá nghiêm trọng thì vẫn còn tư duy làm theo định kỳ, kế hoạch, đôi khi có một vài lần đột xuất để làm đẹp báo cáo.
Nhiều địa phương cũng có đợt ra quân nhưng làm cho có lệ, phong trào xong lại đâu vào đấy. Chưa có sự chủ động kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý để ngăn chặn thực phẩm bẩn âm thầm tuồn ra thị trường.
Giả sử mọi việc được xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội thì đâu có chuyện những kẻ buôn bán tàng trữ thực phẩm bẩn ngang nhiên hoành hành ngay trong trường học!
Dẫu biết quản lý thực phẩm không hề dễ, nhưng không phải không làm được nếu biết huy động lực lượng toàn xã hội. Vấn đề nào khó, cần quy trình, chỉ số tiêu chuẩn thì cơ quan chuyên môn làm.
Vấn đề nào đơn giản chỉ cần thấy, ngửi, sờ được thì mọi người dân đều có kiểm tra, giám sát được, chỉ cần một “đường dây nóng”.
Mọi việc đều không thể qua được tai mắt người dân. Vấn đề là các cơ quan chuyên trách - được lập ra để phục vụ, bảo vệ người dân có quyết tâm làm hay không?