Sử dụng hàng Việt phải thành thói quen

Sông Hàn 23/04/2019 04:31

Để người Việt tự nguyện và thôi thúc dùng hàng Việt, thay vì chỉ “ưu tiên” còn vô vàn khó khăn.

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác khảo sát việc bán sản phẩm hàng Việt tại Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết. Ảnh: LĐ

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác khảo sát việc bán sản phẩm hàng Việt tại Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết. Ảnh: LĐ

Ngày 21/4 vừa qua, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ Trần Thanh Mẫn đã làm việc với tỉnh Bình Thuận để khảo sát việc sử dụng hàng Việt trên toàn tỉnh. Đáng chú ý, vị Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phát biểu rất chí lý rằng: “Muốn cuộc vận động đi vào người dân thì mỗi thành viên Ban chỉ đạo phải làm gương, phải là những người tiên phong trong sử dụng hàng Việt”.

Có thể nói, CVĐ đã giải quyết được rất nhiều vấn đề về đầu ra cho các nhà sản xuất. Khi mà hàng trong nước sản xuất ra nhưng không bán được sẽ dẫn đến nguy cơ tồn đọng hàng, đòi hỏi nhà sản xuất phải tính đến phương án xuất khẩu ra nước ngoài. 

Một khi xuất khẩu thì phải mất tiền thuế, dẫn đến giá sản phẩm tăng, nếu như không bán được mà lại hạ giá thành thì sẽ bị kiện là bán phá giá. Vậy nên người tiêu dùng cũng có cơ hội tiếp cận và sử dụng hàng hóa trong nước, từ đó, nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế của hàng Việt trong bối cảnh hàng hóa từ các nước nhập khẩu ngày càng nhiều vào thị trường.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng chính là thành quả đáng ghi nhận của CVĐ trên khắp cả nước. CVĐ sau thời gian dài triển khai đã đi vào chiều sâu, tạo được sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và có sức lan tỏa.

Vì thế, nói không quá, CVĐ cũng phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt: Xin đừng buông lỏng quản lý...

    05:00, 10/04/2019

  • Người tiêu dùng EU tin hàng Việt hơn... doanh nghiệp Việt

    04:06, 10/04/2019

  • Rủi ro hàng Việt bị chống lẩn tránh thuế

    11:06, 30/03/2019

  • Thiếu than vẫn xin xuất hàng triệu tấn: Trung Quốc từ chối, hàng Việt ế

    09:37, 25/03/2019

  • “Rộng cửa” để hàng Việt xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ

    02:05, 22/03/2019

  • Hàng Việt tăng cơ hội vào các thị trường tiềm năng khi tham gia CPTPP

    01:00, 21/03/2019

Dẫu vậy, để CVĐ đi sâu, hiệu quả với người tiêu dùng Việt thì vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước với nhiều thứ thách.

Trước tiên phải nói đến tâm lý sính ngoại trong ngành hàng tiêu dùng tồn tại từ lâu nay. Không ít người cho rằng sản phẩm nhập khẩu vẫn được khách hàng chuộng hơn bởi hoj cho rằng hàng nhập khẩu tuy giá cao nhưng an tâm về chất lượng hơn hàng trong nước.

Mặt khác, có một thực tế phổ biến đó là công tác bảo vệ người tiêu dùng cũng chưa được quan tâm đúng mức. Thỉnh thoảng báo chí, hay các trang mạng xã hội lại chia sẻ về một vụ việc khách hàng mua sản phẩm giả, kém chất lượng... Nhưng phần lớn câu chuyện cũng chỉ dừng lại ở mức độ tin tức trên mạng xã hội, trên mặt báo mà chưa được giải quyết dứt điểm bằng pháp luật.

Trong khi ở nước ngoài, người ta rất coi trọng quyền cá nhân. Hầu hết các vụ việc bức xúc của khách hàng đối với doanh nghiệp, công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm đều được giải quyết bằng pháp luật trước tòa án. Chúng ta dễ dàng đọc được những thông tin tương tự như: Apple phải đền bù 53 triệu USD vì thua kiện với khách hàng do dịch vụ bảo hành kém; Microsoft phải đền bù 10.000 USD cho một khách hàng vì làm mất dữ liệu trong quá trình cập nhật phần mềm..v..v.

Vì thế, công bằng mà nói, bao giờ hàng Việt phải đảm bảo chất lượng, uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm như hàng xuất khẩu, chứ không phải hàng thải loại, hàng bị trả về rồi mới mang ra tiêu thụ, bán trong nước thì mới nghĩ đến người Việt dùng hàng Việt. Nếu không đáp ứng được đúng, đủ nhu cầu thì dù sản phẩm có rẻ nhưng người tiêu dùng cũng “quay lưng”. 

Kinh tế thị trường tuân theo quy luật hàng tốt, rẻ thì sẽ được chọn mua. Để người tiêu dùng quyết định lựa chọn hàng Việt Nam thì cần phải tạo ra tâm lý thường trực trong thói quen tiêu dùng của người Việt. Và chính các thành viên của Ban chỉ đạo cũng phải ưu tiên, đi đầu trong việc sử dụng hàng Việt.

Sông Hàn