Chỉ khoảng 10% nhân lực đáp ứng năng lực cho ngành logistics
Hiện có đến 70% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực logictics, từ các nhân sự quản lý cấp cao đến lao động phổ thông.
Trong đó, giai đoạn 2017 - 2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, kỹ năng và trình độ tiếng Anh. Đến năm 2030, con số là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông, có trình độ chuyên môn, ICT, tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Không chỉ thiếu hụt số lượng lao động, số lao động qua đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Ngành logistics "khát" nhân sự
04:23, 17/05/2019
Doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ để giảm chi phí logistics
00:00, 16/05/2019
Cần xây dựng chiến lược bài bản cho doanh nghiệp logistics vượt khó
13:11, 12/05/2019
[eMagazine]: Ngổn ngang chuyện “kho bãi” ngành logistics
11:54, 12/04/2019
Nâng bậc xếp hạng chỉ số logistics lên 5-10 bậc vào năm 2025
10:54, 03/04/2019
Khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics: Biết học người giỏi hơn mình
06:23, 20/03/2019
Nhân lực đáp ứng nhu cầu năng lực cho ngành logistics hiện chỉ khoảng 10%, đáng nói hơn, các kỹ năng mà lao động được đào tạo lại không gắn kết với nhu cầu của thị trường. Do đó, sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào những vị trí tay nghề thấp với mức lương khiêm tốn, trong khi các nhà tuyển dụng lại phải đầu tư đào tạo lại nhân viên.
Để đáp ứng nhu cầu hiện nay, việc đào tạo cần tiếp cận chuẩn đào tạo quốc tế, điểm yếu của nguồn nhân lực logistics Việt Nam là tính kỷ luật và khả năng làm việc tập thể. Các cơ sở đào tạo bên cạnh cung cấp kiến thức, kỹ năng, cần phải quan tâm đến rèn luyện tính kỷ luật, chuyên nghiệp cho người lao động, đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo.
Theo đó, cơ chế ba nhà là cần thiết, cần tạo được sự liên kết trong mối quan hệ “Nhà nước- nhà trường- nhà doanh nghiệp” trong công tác đào tạo nhân lực cho ngành.
Trong đó, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi, thu hút doanh nghiệp tham gia vào kết hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo, trước mắt là chú trọng vào đào tạo nghề để giải quyết lao động có tay nghề như các vị trí quản lý kho, cảng…
Về việc tuyển sinh cũng cần được chú trọng, trong đó tạo sự hiểu biết hơn về ngành để các nhân lực thấy hấp dẫn mà tham gia vào đào tạo.
Tôi đã tới thăm mô hình đào tạo nhân lực ngành logistics của Úc, tại đây có cả mô hình Nhà nước và mô hình tư nhân đào tạo. Các cơ sở đào tạo được xây dựng kết hợp lý thuyết với thực hành theo mô hình TAFE. Trong đó, Nhà nước ưu đãi cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào đào tạo. Doanh nghiệp tư nhân đầu tư 100% cơ sở đào tạo, Nhà nước sẽ ưu đãi thuê đất giá rẻ, một cơ sở đào tạo lái xe rộng hàng nghìn ha nhưng thuê đất giá rất rẻ, cùng với đó là ưu đãi thuế để khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo.