Cứ “liêm chính, kiến tạo” thì không gì là không thể làm được!
Quyết tâm “về đích” vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020, “dứt khoát không có chuyện điều chỉnh bất cứ một chỉ tiêu nào đã giao cho các đồng chí”.
Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa thể hiện rõ tinh thần quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ trong công tác điều hành nền kinh tế, tinh thần đó tiếp tục nhận được nhiều sự tán dương lớn từ dư luận.
Phấn khởi từ những “điểm sáng”
Đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng có 6 điểm sáng.
Thứ nhất, đó là GDP của quý 2 và 6 tháng tăng trưởng chưa phải cao, tuy nhiên so với các thời kỳ trước, vẫn là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tình hình thế giới có diễn biến bất lợi. Con số tăng trưởng GDP 6,76% là kết quả khả quan, trong đó ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.
Thứ hai là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, được các tổ chức đánh giá cao. Thứ ba, chính sách tài khóa, tiền tệ, giá cả tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, góp phần kiểm soát lạm phát. Thứ tư, thu chi ngân sách diễn biến theo hướng tích cực, lần đầu tiên có số thu 6 tháng đầu năm đạt trên 53% so với dự toán.
Thứ năm, các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô được bảo đảm trong bối cảnh thị trường quốc tế nhiều biến động. Thứ sáu, hội nhập quốc tế và đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng. "Đây là cơ hội lớn cho chúng ta, vấn đề là chúng ta làm gì, nội lực thế nào để tận dụng cơ hội này", Thủ tướng nêu vấn đề.
Đáng chú ý là việc ký Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), mở ra một giai đoạn phát triển mới, một không gian mới cho hợp tác phát triển. Nó chính là cánh cửa cơ hội đầu tư và tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực với Việt Nam như da giày, dệt may và nông nghiệp, thủy sản.
Do đó, với những tiền đề từ những điểm sáng nói trên, theo Thủ tướng, từng bộ/ngành, địa phương, góp phần phấn đấu năm 2019 đạt tăng trưởng kinh tế 6,6-6,8% so với năm 2018. Tiếp tục tìm cách thu hút các nhà đầu tư, các chuỗi cung ứng đang tìm cách di chuyển khỏi các nước vào Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Chính phủ kiến tạo và “rào” “tham nhũng vặt”
15:44, 19/03/2019
Nhà nước kiến tạo phát triển
05:00, 01/01/2019
Cần kiến tạo “môi trường” tốt hơn cho doanh nghiệp tư nhân
17:00, 22/11/2018
Những điểm nhấn trong kiến tạo môi trường đầu tư
15:13, 26/09/2018
Lan toả tinh thần “Chính phủ kiến tạo”
04:33, 12/04/2018
Chính phủ kiến tạo đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp và dư luận
17:58, 01/12/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói gì về Chính phủ kiến tạo?
13:58, 07/11/2017
Chính phủ kiến tạo từ hành động cụ thể
11:15, 13/10/2017
Chính phủ kiến tạo - DN sáng tạo
09:20, 17/05/2017
Chính phủ kiến tạo để ĐBSCL phát triển bền vững
13:48, 27/09/2017
Chính phủ kiến tạo và phục vụ
09:02, 17/05/2017
Chính phủ kiến tạo - nhân dân khởi nghiệp
11:29, 09/02/2017
Sức mạnh của “liêm chính, kiến tạo”
Dù có những điểm sáng nhất định trong việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhưng một trong những tồn tại được Thủ tướng đề cập nhiều lần là câu chuyện thể chế, chính sách của các bộ/ngành chậm hoặc không ban hành, là nguyên nhân trực tiếp khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn, kinh tế bị kìm hãm phát triển.
Nói về trách nhiệm các bộ/ngành, Thủ tướng cho biết khá nhiều cơ quan có tư tưởng đổ lỗi cho cơ chế, cứ kêu khó, kêu vướng nên cứ để mãi ở Bộ, không chịu trình lên, trong khi các quy đinh, quy hoạch đều có hết, cứ kêu khó.
“Điều này nó kìm hãm quy mô, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Nếu không giải quyết thì sẽ tiếp tục tụt hậu. Tôi yêu cầu các bộ trưởng phải rà lại thể chế. Phải sửa đổi, ban hành các nghị định, thông tư để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân. Nhiệm vụ của các đồng chí là làm thể chế, làm chính sách chứ không chỉ làm mấy việc cháy nhà, chết người” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Phải nói rằng, kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) để thực hiện hơn nửa đường thành thành công, thì cách đây 5 năm trước, sau khi đảm nhận chức vụ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã bắt tay vào xây dựng một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính”.
Khi đó, đã có nhiều luận bàn về một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính” với không ít sự hoài nghi liệu rằng có thành công. Nhưng, kết quả của việc đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 3 chỉ tiêu đạt và 9 chỉ tiêu vượt các tiêu chí Quốc hội đề ra trong năm 2018 trên mọi lĩnh vực là kết quả là một dấu hiệu ấn tượng.
Thực tế, khi xây dựng Chính phủ kiến tạo, người dân thấy được một người đứng đầu thực sự là hành động vì dân, là người công bộc của nhân dân. Ở các vùng kinh tế dù khó khăn hay đang bứt phá phát triển đều có những chuyến thăm, làm việc với địa phương để cùng tìm ra phương án tháo gỡ khó khăn, mở rộng cơ chế cho phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được xem là thủ tướng “vi hành” nhiều nhất, ăn cơm với công nhân Đồng Nai, thăm khu nhà trọ của công nhân Hà Nam, vi hành chợ Đồng Xuân lúc 3, 4h sáng; Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Hải Phòng khi “kêu cứu”..v…v.
Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là ký kết thành công hai Hiệp định EVFTA – EVIPA với EU cho thấy hội nhập với quốc tế là xu hướng tất yếu và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Đây cũng là cơ hội, thời cơ để hiện thực hóa thành công chỉ tiêu kinh tế 5 năm nói riêng và “đòn bẩy” cho cả nền kinh tế nói chung.
Đúng như Thủ tướng nhấn mạnh “kinh tế là một dòng chảy, không được dừng, cần giải quyết các tồn tại để dòng chảy ấy ngày càng lớn. Đây là trách nhiệm của Chính phủ kiến tạo phát triển”. Vì thế, nó càng đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những nhà điều hành nền kinh tế, đòi hỏi tư duy của những người làm chính sách, thể chế càng phải đổi mới, đột phá.
Với người dân, một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính” chỉ đơn giản là một Chính phủ vì dân, xây dựng nền hành chính có sự tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia từ Trung ương đến địa phương, ngăn chặn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”.
Suy cho cùng, Chính phủ, Chính quyền cứ luôn giữ được tinh thần “liêm chính và kiến tạo” thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua, chỉ tiêu nào cũng có thể đạt được, bởi một khi đã tạo được sự đồng thuận trong dân và cộng đồng doanh nghiệp thì mọi vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.