Hồ Chủ tịch - một "ý chí độc lập"
Chủ tịch Hồ Chí Minh được cộng đồng thế giới kính trọng như một nhân vật kiệt xuất, một nhà chính trị kỳ tài, tấm gương lớn về nhân cách hoàn thiện.
Nguồn sử liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày một nhiều thêm, nhưng để khắc họa đầy đủ một con người - vĩ nhân - có tầm ảnh hưởng rất lớn trong thế kỷ XX và đến nay là công việc không dễ chút nào!
Đặt trong bối cảnh Việt Nam suốt thế kỷ XX, những biến động trên trường quốc tế và hành trình vạn dặm của người thanh niên Nguyễn Tất Thành; đối đầu với nhiều kẻ địch hùng mạnh, từ đế quốc tư bản đến làn sóng cách mạng tư sản lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh luôn biết cách để lại sự tôn trọng.
Năm 1971, một người Mỹ - nhà báo, nhà văn David Hanberston trong cuốn sách Hồ của mình, do Nhà xuất bản Random House ở New York ấn hành đã viết:
“Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Gandi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ...”
Chủ nghĩa Marx đang bị phê phán sau khi nó thất bại ở Liên Xô và Đông Âu gắn với nhiều cái tên huyền thoại như Stalin, Josip Tito, Seaucescu, Govbachev… tuy nhiên với Hồ Chủ tịch, chủ nghĩa Marx không hoàn toàn giống như những gì Marx, Engels và Lenin viết trong kinh điển.
Đa số các đảng Cộng sản từng có đều là kết quả cộng gộp giữa “Chủ nghĩa Maxr - Lenin và phong trào cộng sản công nhân quốc tế”. Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không thể rập khuôn theo “mẫu” này.
Nhưng nhất quyết phải có một chính đảng lãnh đạo cách mạng trong bối cảnh khủng hoảng đường lối trầm trọng - khuynh hướng tư sản không thành công, dựa vào đế quốc cứu nước càng không được.
Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Marx vào Việt Nam bằng con đường thực tiễn, kết hợp với “chủ nghĩa yêu nước” - như một bản sắc lâu đời, đã chứng minh thành công. Điều này giải thích thắc mắc vì sao Liên Xô, Đông Âu sụp đổ còn Việt Nam vẫn đứng vững.
Có thể bạn quan tâm
Hồ Chí Minh: “Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”
06:00, 02/09/2019
Nhân ngày Quốc khánh nghĩ về thực tiễn luận nhân đạo Hồ Chí Minh
06:00, 02/09/2019
"Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn cờ quy tụ sức mạnh toàn dân tộc"
12:44, 30/08/2019
Thiên tài Hồ Chí Minh qua những tài liệu quý từ Pháp, Mỹ
09:09, 29/08/2019
Phát hành bộ tem đặc biệt "50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh"
00:00, 28/08/2019
2/9 - ngày cả dân tộc Việt Nam thổn thức!
03:49, 02/09/2019
Giai đoạn 5 năm sau cách mạng tháng Tám, đa số cường quốc không công nhận VNDCCH, chủ yếu do vấn đề lợi ích và mâu thuẫn nhau.
Người Mỹ biết rõ Hồ Chí Minh là người của Quốc tế cộng sản, từ năm 1947 Mỹ - Xô “chiến tranh lạnh” vì chống xã hội chủ nghĩa nên không chấp nhận chính thể Cộng hoà chủ nghĩa xã hội Việt Nam là điều dễ hiểu.
Đến cả Stalin còn chưa tin Bác là người cộng sản chân chính mà là người theo chủ nghĩa dân tộc. Stalin từng hỏi Mao “Hồ Chí Minh có phải là Tito phương Đông?” (Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Josip Tito lúc đó vừa tách khỏi phe chủ nghĩa xã hội, theo chủ nghĩa dân tộc).
Tranh thủ cơ hội nhân dịp Trung - Xô ký hiệp ước hữu nghị, Bác đã gọi điện cho Mao đề nghị sắp xếp một cuộc gặp với Stalin tại Moscow. Cuộc gặp diễn ra tốt đẹp, sau đó không lâu Stalin công nhận chính thể VNDCCH.
Bác trước sau vẫn là người theo chủ nghĩa dân tộc, trong khuôn khổ đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu, nhưng không tách nhiệm vụ đó ra khỏi phong trào cộng sản quốc tế. Bác nhiều lần khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng quốc tế.
Chủ nghĩa Marx trong tay Bác như là công cụ xứ lý biện chứng mọi vướng mắc, chứ không phải là món đồ chỉ có chức năng “trang trí”. Nói đúng hơn đó là một biến thể có “tính quy luật”.
Chẳng hạn, Liên Xô góp ý với Việt Nam rằng “các đồng chí không thể tiến hành khởi nghĩa vũ trang ngay được, vì một đốm lửa có thể biến thành chiến tranh thế giới”.
Hay Trung Quốc nói “các đồng chí phải trường kỳ mai phục”. Việt Nam không nghe ai cả, Nghị quyết Trung ương 15 đã quyết định tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam, và đã thành công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được cộng đồng thế giới còn kính trọng như một nhân vật kiệt xuất, một nhà chính trị kỳ tài, tấm gương lớn về nhân cách hoàn thiện. Hơn hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người yêu nước vĩ đại, không dừng lại ở tinh thần, mà biết hành động và hành động có mục đích để đạt kết quả cuối cùng.
Tinh thần yêu nước là chất liệu chủ đạo của mọi con đường đấu tranh giành độc lập, nhưng trước Hồ Chí Minh - giai đoạn đầu thế kỷ XX đều thất bại, vì chưa thể có “con đường đi độc lập”.
Ý chí độc lập ở Hồ Chí Minh được biết đến rõ ràng nhất qua sự kiện năm 1911 tại bến Nhà Rồng, và khuynh hướng độc lập đó còn thể hiện đậm đặc hơn trong cách vận dụng chủ nghĩa Marx pha trộn với chủ nghĩa yêu nước đẩy lên thành cảm hứng cho triệu triệu người.
Nhờ ý chí độc lập mà Hồ Chí Minh tránh được sự ảnh hưởng của nhiều cường quốc trong những giờ phút quyết định, biết lúc nào nên tranh thủ sức mạnh quốc tế, lúc nào chỉ dựa vào nội lực.
Đó mới chính là phẩm chất Hồ Chí Minh, và phẩm chất ấy không chỉ tối ưu trong khánh chiến, sau này hòa bình Bác đều xử trí rất linh hoạt mọi chuyện lớn nhỏ bằng tư duy biện chứng đó.
Điều cần học nhất ở Bác lúc này là ý chí độc lập, độc lập trong những thời khắc quyết định, độc lập “tương đối” giữa các siêu cường. Điều gì cũng có thể “vạn biến” nhưng độc lập dân tộc thì “bất biến”, suy cho cùng cái “vạn biến” là có mục đích - phục vụ cái “bất biến”.
Chủ nghĩa Marx đặc sắc Hồ Chí Minh có thể đánh bại các thế lực hùng mạnh, giành được độc lập, điều đó chứng tỏ lý luận này có thể xây dựng và giữ vững thành quả đó.